Wednesday, October 22, 2014

Truyền Thống Ăn Chay: Chế độ ăn của đấu sĩ La Mã thời xưa

Roman gladiators' meals were mostly grains and meat-free? From Phys.org:

Roman gladiators ate a mostly vegetarian diet and drank ashes after training as a tonic. These are the findings of anthropological investigations carried out on bones of warriors found during excavations in the ancient city of Ephesos. Historic sources report that gladiators had their own diet. This comprised beans and grains.

Chế độ ăn của đấu sĩ La Mã thời xưa
Lê Hùng

(VNE) - Sau khi được đào tạo để chiến đấu, các đấu sĩ La Mã chủ yếu ăn chay và uống tàn tro như một loại thuốc bổ.

Giới nhân chủng học đã phát hiện ra đậu và ngũ cốc trong chế độ ăn uống của đấu sĩ La Mã thời xưa, sau khi phân tích xương của các chiến binh được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học tại thành phố cổ Ephesos, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Trong lịch sử cổ đại, Ephesos là trung tâm về kinh tế và văn hóa của người La Mã ở châu Á với hơn 200.000 cư dân. Nghĩa trang của các đấu sĩ lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1993, có niên đại từ thế kỷ 3 đến thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Nature World News đưa tin.

Kết quả cho thấy, thực tế các đấu sĩ đã ăn lúa mạch, chế độ ăn chủ yếu bao gồm ngũ cốc và không có thịt. Chế độ ăn chay này có thành phần dinh dưỡng không hề khác so với thức ăn của người dân bình thường. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm khoa học sử dụng phương pháp quang phổ và tính tỷ lệ đồng vị ổn định của nguyên tố cacbon, nitơ, lưu huỳnh để khảo sát hàm lượng collagen có trong xương và tỷ lệ stronti, canxi trong chất khoáng của xương.

Cũng theo nghiên cứu, việc uống tro trích dẫn trong tài liệu văn học xưa có thể thực sự tồn tại. Thay vì uống rượu mạnh, các đấu sĩ La Mã uống tàn tro sau buổi tập như một loại thuốc bổ. Xương của họ có hàm lượng stronti cao, điều này cho thấy họ được bổ sung thêm các khoáng chất từ một nguồn giàu stronti như tàn tro. 

"Tro thực vật được sử dụng để hồi phục cơ thể sau khi hoạt động gắng sức và thúc đẩy quá trình liền xương tốt hơn. Điều này cũng tương tự như chúng ta cung cấp magiê và canxi ở dạng viên sủi ngày nay", Fabian Kanz, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Pháp y, trường đại học Meduni Vienna của Áo, nói.
Toàn bộ kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS ONE.