Wednesday, June 08, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Hãy lo cứu Địa Cầu vì khí thải đã quá cao


Isn't it time we take global warming and emissions seriously before things get deadly?

Excerpts from a May 29, 2011 article written by Fiona Harveey, the Guardian environmental correspondent:

* According to the IEA [International Energy Agency], the problem the UN process is seeking to address is growing faster than anyone predicted. If emissions this year rise at the same pace as last year, the world will exceed 32 gigatonnes of CO2 in energy-related emissions alone in a single year. This is the level the IEA had expected emissions to reach by 2020, indicating that the growth of CO2 emissions has been much quicker than expected.

* "I hope these estimates provide a wake-up call to governments," said Lord Stern, a London School of Economics professor and author of the landmark review on the economics of climate change.

* Tom Burke, founding director of green thinktank E3G and a veteran environmental campaigner, is even more forthright. "Be frightened – be very frightened," he said. "This rise in emissions underlines the urgency [of tackling climate change]. The politicians had better come back on this very fast, or we are all in trouble."


Hãy lo cứu Địa Cầu vì khí thải đã quá cao

LONDON (31/5/2011) – Thay vì lo cứu địa cầu, nhân loại đang phá hoại bi thảm thêm. Tình hình khí thải nhà kính đã tăng mức kỷ lục năm ngoái, tới lượng khí carbon thải ra cao nhất trong lịch sử, làm cho hy vọng cứu địa cầu ra khỏi nạn hâm nóng như dường ra ngoài tầm tay, theo ước tính của Sở Năng Lượng Quốc Tế IEA.

Mức tăng này có nghĩa là mục tiêu ngăn cản nhiệt độ đừng lên cao quá 2 độ C, mức mà các nhà khoa học gọi là ngưỡng của “biến đổi khí hậu nguy hiểm”, như dường ra ngoài tầm tay.

Năm ngoái, khối lượng kỷ lục 30.6 giga-tấn khí carbon dioxide đã thải ra vào bầu khí quyển, chủ yếu là vì đốt các năng lượng hóa thạch (như dầu, than...), như thế là có mức tăng 1.6 giga-tấn trên năm 2009, theo ước tính của IEA.


Giáo sư Lord Stern của đại học London School of Economics, tác giả bản phúc trình Stern Report về kinh tế đối với biến đổi khí hậu thực hiện cho Bộ Ngân Khố Anh năm 2006, cảnh báo nếu cứ như thế, thảm họa sẽ xảy ra, có nghĩa là nếu nhân loại không có chính sách quyết liệt thì tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ là hơn 4 độ C vào năm 2100, “Như thế, sức hâm nóng sẽ gây hỗn loạn đời sống và việc mưu sinh của hàng trăm triệu người ở khắp địa cầu, ‘dẫn tới di cư tập thể và chiến tranh.’ "

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-72_4-175439_5-50_6-1_17-57903_14-2_15-2/