Thursday, March 03, 2011

Nói Không Với Rượu: “Hành động toàn cầu phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn”

 Rất nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến rượu, bia.
In Việt Nam, many serious traffic accidents are alcohol-related.

There's a new project reportedly going on in Việt Nam in hopes of combating the deadly - and costly - effects of alcohol. Globally, alcohol is the 5th highest cause of deaths.

Nguồn: Mai Vũ / An Ninh Thủ Đô
Ngày 26/2/2011

(ANTĐ) - Theo nhiều báo cáo của ngành công an, y tế và các bệnh viện tại Hà Nội thì số vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân do lái xe có sử dụng rượu bia, không làm chủ tay lái gây ra ngày càng tăng.

Con số biết nói

Theo khảo sát tại bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Xanh Pôn, đa số các trường hợp người có nồng độ cồn vượt mức cho phép bị tai nạn giao thông nặng, sau cấp cứu thường phải “sống thực vật” hoặc bị tổn thương sọ não.

Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ, đường sắt cho biết: Riêng trong tháng ATGT (tháng 9/2010) cả nước xảy ra trên 100 vụ tai nạn giao thông có nguyên nhận trực tiếp liên quan đến rượu, bia. Lực lượng chức năng đã xử lý gần 250 trường hợp lái xe ôtô và gần 1.500 trường hợp lái xe gắn máy vi phạm quy định về sử dụng rượu bia quá nồng độ cồn.

Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết:  rượu, bia đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Chi phí dành cho rượu, bia đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển. Ước tính, chi phí cho rượu, bia và giải quyết hậu quả tác hại của rượu, bia chiếm 2 - 8% GDP quốc gia.

Sáng kiến mới

Một dự án “Sáng kiến cải thiện tình trạng sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông” tại Việt Nam dự kiến kéo dài đến hết năm 2012 đang được triển khai với sự khởi đầu bằng chương trình “Hành động toàn cầu phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn” tập trung 3 nội dung chính: Cải thiện tình trạng sử dụng đồ uống có cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; Tự chịu trách nhiệm về quảng cáo và tiếp thị sản phẩm rượu, bia; và rượu, bia phi thương mại.

Việt Nam là một trong 2 nước tại châu Á được ICAP chọn để triển khai dự án này, địa phương được lựa chọn triển khai đầu tiên là thành phố Đà Nẵng. Theo đó, từ năm 2010 – 2012, sẽ tập trung vào công tác xây dựng và triển khai dự án, giám sát và đánh giá với chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu tình trạng uống bia, rượu khi điều khiển phương tiện giao thông ở một số tỉnh, thành phố thí điểm.

ICAP Việt Nam sẽ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cùng địa phương tổ chức các hoạt động tập huấn, nâng cao nguồn lực, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đặc biệt chú trọng vào công tác thực thi quy định pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện. Các đối tượng đầu tiên được tiếp cận là cán bộ thuộc Ban ATGT, lực lượng CSGT, cán bộ y tế, truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội…

Ông Thân Văn Thanh, Chánh Văn phòng UBATGTQG cho biết: “Tôi tin tưởng vào sự thành công của dự án và chắc chắn dự án sẽ tạo được mô hình tốt để có thể nhân rộng ra toàn quốc, góp phần tích cực thúc đẩy chương trình hành động chung của quốc gia phòng chống lạm dụng rượu bia”.

Bà Nguyễn Lan Hương – Giám đốc ICAP Việt Nam nói: “Chúng tôi đang thực hiện nâng cao năng lực và đào tạo cán bộ, triển khai hoạt động dự án tại địa phương, theo dõi, đánh giá và phổ biến các thực hành tốt để đạt được các mục tiêu của dự án nhằm phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn ở Việt Nam. Hiện chúng tôi còn có các công ty sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn của nước ngoài phối hợp tham gia như Diageo, Pernod Ricard, Tập đoàn đồ uống châu Á Thái Bình Dương (APB)...”

Phó Chủ tịch ICAP Brett Bivans chia sẻ: “Được phối hợp và hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý Nhà nước Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội là thành công lớn của dự án để đồng tâm phối hợp giải quyết vấn đề xã hội phức tạp này”.


http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=94744&ChannelID=5