Thursday, February 24, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Cấp bách giải cứu “tị nạn môi trường”

Những người tị nạn môi trường ở khu vực duyên hải Bangladesh 
kêu gọi cắt giảm khí thải, ngăn biến đổi khí hậu
Bangladeshi environmental refugees
urging emissions reduction to curb climate change

Environmental refugees are real people. They are our brethren, and they're suffering. The solution to significantly reduce emissions is painless (and delicious): Embracing a low-emissions vegan diet. As experts have told us, the current animal-based diet is much too harsh on our Earth and her resources. Let us act now before we're overwhelmed by chaos, darkness, and scarcity. Let us pray for a world of peace, light, and abundance. May humanity listen deeply to the call of all creation.

Người tị nạn môi trường là những anh chị em bằng da bằng thịt của chúng ta, và họ đang đau khổ. Nếu tình trạng này xảy ra đối với chúng ta thì sao? Làm thân tị nạn có gì là vui! Người ta tị nạn vì môi trường không còn sống được, vì thiên tai do biến đổi khí hậu, do hâm nóng toàn cầu, đến từ lượng khí thải quá cao vượt mức chịu đựng của Mẹ Trái Đất.

Việc nuôi nông súc lấy thịt từ lâu đã tàn phá Địa Cầu và tài nguyên, giờ đây là lúc toàn cầu phải dừng lại và chuyển sang một lối ăn rau củ quả, thích hợp với thời đại này, thuận theo nhu cầu hiện tại. Hãy hành động trước khi sự hỗn loạn, bóng tối, và thiếu thốn bao trùm chúng ta. Hãy nguyện cầu cho một thế giới an bình, đầy ánh sáng, và phong phú. Cầu mong nhân loại lắng nghe lời kêu gọi của muôn loài.

Cấp bách giải cứu “tị nạn môi trường”
Nguồn: sggp.org.vn / Như Quỳnh
Ngày 24/02/2011

Tại hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS), các chuyên gia môi trường cảnh báo, đến năm 2020 thế giới sẽ có 50 triệu người di cư. Họ được gọi là những người tị nạn môi trường. Ước tính, đến năm 2050, số người này là 200 triệu.

Tị nạn môi trường

Ngay từ năm 2005, các chuyên gia về môi trường-xã hội ghi nhận, hiện tượng dòng người di chuyển về các khu vực sống có điều kiện môi trường, khí hậu thuận lợi hơn tăng một cách đáng chú ý. Biến đổi khí hậu đã tạo nên một xu thế mới trong đời sống xã hội. Chỉ riêng năm 2010, gần 300.000 người đã thiệt mạng từ hơn 370 thảm họa môi trường. Ngoài ra, khí hậu thay đổi còn khiến sa mạc hóa, băng tan ở nhiều khu vực. Môi trường sống thay đổi buộc con người sống trong nó cũng phải tính đến cuộc di cư nếu muốn tồn tại. Thuật ngữ “tị nạn môi trường” ra đời từ đó.

Một số nhà khoa học ước tính, sa mạc hóa “đẩy” 1 tỷ tấn bụi có từ vùng Sahara vào bầu khí quyển mỗi năm. Ở sa mạc Gobi, mỗi năm diện tích bụi cát tăng 10.000km2, xâm lấn các đồng bằng, khu dân cư. Sự gia tăng các cơn bão bụi liên quan tới sa mạc hóa được coi là nguyên nhân gây bệnh: sốt, ho, đau mắt trong mùa khô. Nigeria (một trong những quốc gia có tốc độ chặt phá rừng cao nhất châu Phi) mất khoảng 350.000ha diện tích đất trồng trọt mỗi năm do cát từ sa mạc Sahara xâm lấn. Khoảng 35 triệu người ở miền Bắc Nigeria bị ảnh hưởng do tình trạng sa mạc hóa. Phần lớn họ kéo về thủ đô Lagos để kiếm sống, gây tình trạng quá tải ở thành phố này.

Mỗi năm, bang Louisiana của Mỹ mất khoảng 65km2 diện tích do mực nước biển không ngừng tăng nhanh. Ở bang Alaska, diện tích băng giảm kéo theo các ngôi nhà khu vực ven biển bị sụt lún nghiêm trọng. Ở Bangladesh, một nửa diện tích đất nằm trên mực nước biển không quá 10m. Lũ lụt dồn dập xảy ra do băng ở dãy Himalaya tan chảy ngày càng nhanh. Trong vài thập niên tới, khoảng 15 triệu người Bangladesh và khoảng 30 triệu người ở Trung Quốc được dự báo sẽ rời bỏ quê hương do lũ lụt, mực nước biển dâng cao.

Còn nhớ, trận động đất kinh hoàng hơn 1 năm trước ở Haiti đã khiến 230.000 người thiệt mạng, gần 3 triệu người bị ảnh hưởng. Chưa hết, dịch tả hoành hành tới tận bây giờ làm hơn 4.500 người tử vong.

Các chuyên gia ở Viện An ninh Môi trường và Con người (UNU-EHS) của Đức cho biết, có khoảng 20-150 triệu người bị đảo lộn đời sống vì môi trường bị hủy hoại. Một số nhà nghiên cứu khoa học ở Đại học Kinh tế Luân Đôn thì đưa ra cảnh báo đến năm 2050, sẽ có khoảng 200 triệu người tị nạn môi trường.

Đi đâu, về đâu?


Hiện mới có Phần Lan và Thụy Điển là hai quốc gia nhìn nhận người “tị nạn vì môi trường” là những người cần được bảo vệ và xây dựng chính sách để bảo vệ họ. Một số nước khác như Đan Mạch, các nước thuộc nhóm EU hay khu vực Bắc Mỹ dù nhìn nhận cộng đồng người tị nạn này nhưng cũng chưa có chính sách cụ thể để bảo vệ họ. Suy cho cùng, tị nạn môi trường cũng chỉ là giải pháp tạm thời và mang tính tự phát của một cộng đồng dân cư trước mối đe dọa từ biến đổi khí hậu.

Nhiều lời kêu gọi cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính được đưa ra ở nhiều hội nghị quốc tế về môi trường, nhưng vẫn không xoay chuyển đáng kể được tình hình hiện nay. Ông Mohamed Nasheed, Tổng thống của quần đảo Maldive xinh đẹp ở Ấn Độ Dương, trong bài phát biểu đã kêu gọi các nước có những biện pháp cấp bách để chống biến đổi khí hậu hồi năm 2009 đã thốt lên rằng: “Chúng ta sắp chết rồi!”

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, gần 2 tỷ người trên thế giới hiện đang sống trong điều kiện sinh thái yếu ớt và đến 90% trong số đó đến từ những quốc gia đang phát triển. Quá trình công nghiệp hóa từ những nước phát triển vô tình đã đẩy số 2 tỷ người nói trên thành nạn nhân bất đắc dĩ của môi trường.


http://www.sggp.org.vn/thegioi/2011/2/251479/