Friday, March 31, 2017

Sức Khỏe Của Bạn: Lắng nghe chia sẻ của những phụ nữ mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi 30

Huyền Nguyễn


(Trí Thức Trẻ) - Ở độ tuổi 30, ít phụ nữ nào nghĩ rằng mình sẽ mắc phải bệnh tim mạch, cho đến khi biến cố thực sự ập đến…

Tuổi trẻ không giúp bạn thoát khỏi những nguy cơ mắc các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim, tắc động mạch và đột quỵ.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, bệnh tim là "kẻ giết người" số 1 đối với phụ nữ. Mỗi năm, cứ 3 trường hợp tử vong thì 1 là do bệnh tim gây ra, cứ 500 bé gái được sinh ra thì có 5 bé bị khuyết tật tim.
Triệu chứng của các rắc rối liên quan đến tim mạch có thể biểu hiện rất khác nhau ở phụ nữ trẻ. Vì vậy, bạn không bao giờ được bỏ qua các cơn đau ngực, tình trạng khó thở bất thường, tim đập nhanh liên hồi hay đau ở phần thân trái. Ngay cả khi bạn không có một triệu chứng biểu hiện rõ ràng nào, điều cực kỳ quan trọng vẫn là hiểu biết các nguy cơ và thường xuyên đi thăm khám.
Cùng lắng nghe chia sẻ câu chuyện của những phụ nữ đã không bao giờ nghĩ rằng mình lại có thể gặp rắc rối về tim mạch trước tuổi 35:
1. Tôi gần như đã chết khi bị suy tim ở tuổi 33
Vào sinh nhật 30 của mình, khi đang thực hiện một chuyến leo núi Mika Leah đã phải ngồi trên một tảng đá, gần như hụt hơi, ngực đau dồn dập và cơn đau lan xuống cả 2 cánh tay khi chỉ mới leo được 1,5km. Là một giáo viên yoga, chuyên gia hướng dẫn tập thể hình, ăn uống lành mạnh và thậm chí tham gia một cuộc đua bán marathon trước đó không lâu, Leah đã gần như chủ quan với những triệu chứng này nếu không có bạn bè đi cùng khuyên cô vào viện kiểm tra. Và kết quả là, bất chấp lối sống lành mạnh, động mạch trái của Leah bị tắc nghẽn tới 98% và vị trí tắc rất gần tim – tình trạng này thường được gọi là "the widow maker" (tạm dịch "kẻ tạo ra góa phụ") do mức độ nguy hiểm tới tính mạng của nó. Bác sĩ cho rằng đây là bệnh di truyền bởi vì bố Leah cũng qua đời khi ông bị nhồi máu cơ tim năm 32 tuổi.
Từ đó, Leah chuyển hẳn sang chế độ ăn chay không cholesterol và thêm thiền vào lịch trình tập luyện hàng ngày của mình.
2. Tôi không thể ra khỏi giường trong suốt 3 tuần liền
Là người yêu thích các môn thể thao ngoài trời như đạp xe, leo núi, Jennifer Dance 27 tuổi không hề ngờ tới bất kỳ rắc rối về sức khỏe nào khi quyết định có con vài năm sau kết hôn. Và tất cả đều diễn ra theo kế hoạch, cho tới khi con gái họ chào đời.
"Tôi xuống dốc rất nhanh. Tôi luôn chóng mặt, kiệt sức và buồn nôn", Dance nhớ lại. Và lạ lùng hơn cả, trái tim cô đập như thể luôn trong tình trạng chạy đua. Cuối cùng, những triệu chứng của Dance trầm trọng tới nỗi, cô không thể ra khỏi giường được nữa, dù chỉ để chăm sóc bé con. Qua nhiều xét nghiệm sau đó, bác sĩ chẩn đoán cô bị hội chứng nhịp tim nhanh tư thế (POTs) - một căn bệnh ảnh hưởng tới 1-3 triệu người Mỹ với phần lớn người mắc bệnh là phụ nữ trẻ trong độ tuổi 20-30.
Đặc trưng của hội chứng này là nhịp tim tăng rất mạnh khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng lên.
3. Tôi bị hai lần đột quỵ trước khi 25 tuổi
Khi chỉ mới là sinh viên năm nhất, Sarah Porter đã gặp phải những dấu hiệu rõ rệt của đột quỵ. Cô thường có cảm giác tê liệt thần kinh, mơ màng, sau đó là cảm giác cả cánh tay bị tê liệt và khả năng diễn đạt trở nên khó khăn. Tại bệnh viện, cô được chẩn đoán mắc dị dạng động tĩnh mạch (arteriovenous malformation), một chứng bệnh bẩm sinh khi mạch máu gây ra những đường tắc bất thường – máu trong động mạch chảy trực tiếp vào tĩnh mạch mà không thông qua các mao mạch chuyển tiếp như bình thường.
4 năm sau, Porter bị đột quỵ lần 2 và được chẩn đoán kịp thời cũng như điều trị nhanh chóng. "Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, ngay cả khi bạn còn trẻ trung, năng động và khoẻ mạnh", Porter cho biết. "Tôi nhớ đã cảm thấy hổ thẹn thế nào khi ở khía cạnh nào đó, tôi như thể vô dụng. Tôi muốn truyền cảm hứng cho những người trẻ và cho họ thấy, họ không hề đơn độc".
Bài học về bảo vệ sức khoẻ tim mạch cho người trẻ
Có thể nói, bệnh tim mạch đang ngày càng trở nên phổ biến, xuất phát từ di truyền lẫn lối sống hiện đại của chúng ta. Đặc biệt, căn bệnh không chỉ xuất hiện ở người già mà đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ Suzanne Steinbaum, bác sĩ khoa Tim mạch, người phát ngôn cho chiến dịch "Go red for women" của Hiệp hội Tim mạch Hòa Kỳ cho biết : "80% các ca bệnh tim có thể phòng ngừa được bằng cách can thiệp sớm. Đó là yếu tố sức khoẻ lớn nhất nằm dưới quyền kiểm soát của bạn. Chúng ta có thể gần như loại bỏ được bệnh tim nếu mọi người đi kiểm tra sớm và thường xuyên".
Do đó, mỗi người, không phân biệt độ tuổi, giới tính đều nên tự bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng việc duy trì lối sống lành mạnh, chăm tập thể dục thể thao, ăn uống sạch với những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt bạn có thể lựa chọn loại chất béo tốt cho tim mạch như các chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa để bảo vệ sức khỏe tim mạch tối ưu.
Những axit béo này đều có trong dầu gạo – một trong những loại dầu thực vật được khoa học chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe, nhất là sức khỏe tim mạch. Chiết xuất từ lớp màng cám gạo, phần dinh dưỡng nhất của hạt gạo, dầu gạo rất giàu chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin E, phytosterol và đặc biệt là gamma oryzanol cùng dồi dào các axit béo thiết yếu như axit omega 3, 6, 9. Trong đó, hàm lượng gamma oryzanol cao, có công dụng tuyệt vời giúp giảm cholesterol xấu dư thừa trong cơ thể. Đây chính là lựa chọn dầu ăn tối ưu để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Dầu gạo còn đạt tỷ lệ 3 loại axit béo thiết yếu cho cơ thể gần nhất theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Tim mạch Mỹ, nên được coi là nguồn cung cấp chất béo cân đối và lý tưởng. Không chỉ được tin dùng ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, hiện nay tại Việt Nam, dầu gạo chất lượng đã được sản xuất dưới nhãn hiệu Simply với nhiều công dụng vượt trôi cho trái tim nói riêng và sức khỏe nói chung. Mỗi ngày dùng 20ml dầu gạo Simply sẽ giúp duy trì sức khỏe tim mạch, huyết áp, ngăn chặn hình thành các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện hệ miễn dịch.