Monday, May 31, 2010

Sức Khỏe Của Bạn: Truyền thông trong Ngày Thế giới Không thuốc lá

Học sinh Ấn tham gia chiến dịch chống hút thuốc
Ảnh: S. Thanthoni

Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới được 168 quốc gia phê chuẩn, đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 17/3/2005.

Công ước Khung yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên thực thi đầy đủ một chương trình toàn diện cấm hút thuốc tại các nơi công cộng, mục tiêu được định là tháng 1, 2011.

Mục tiêu của Công ước: Nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc.

Truyền thông trong Ngày Thế giới Không thuốc lá

Ái Nhĩ Lan
(Irish Health)

“Cấm hút thuốc thôi không đủ” - Phải giúp điều trị


Giám đốc Hội Tim Mạch Ái Nhĩ Lan Michael O'Shea cho biết 29% dân số Ái Nhĩ Lan hút thuốc và mỗi người hút thuốc “đều có gấp đôi nguy cơ bị tai biến mạch máu não và gấp ba nguy cơ nhồi máu cơ tim… Tin vui là trong 10 người hút thuốc, có 7 người muốn cai. Hội Tim Mạch Ái Nhĩ Lan xin kêu gọi chính phủ hãy hành động và giới thiệu một phương pháp 3 chiều để giúp người hút thuốc cai thuốc: đánh thuế thuốc lá thật nặng, biện pháp chống buôn lậu thuốc lá, và các chương trình cai thuốc lá… Lý do phòng chống thuốc lá không còn chối cãi được nữa và đa số những người hút thuốc đều biết rồi – hãy giúp họ bỏ thuốc lá.”

http://www.irishhealth.com/article.html?id=17388

Ấn Độ (The Hindu)

“Hút thuốc không có gì hay”

Tiến sĩ Veda Sharan, giáo sư môn học về Mỹ quốc thuộc Đại học Anh ngữ và Ngoại ngữ tại thủ phủ Hyderabad, bang Andhra Pradesh, nam Ấn quốc, tin rằng “những cảnh hút thuốc trong phim có thể khuyến khích những người  trẻ tuổi nhẹ dạ bắt đầu thói quen này. Cấm những cảnh hút thuốc trong phim ảnh là điều tốt vì như vậy là ngầm định khuyên đừng hút thuốc. Chúng ta cần phòng ngừa.”

http://beta.thehindu.com/arts/magazine/article441129.ece


Bắc Hàn (Thông tấn xã)

Tại thủ đô Bình Nhưỡng, trong một buổi sinh hoạt ủng hộ Ngày Thế giới Không thuốc lá, các diễn giả cũng nhấn mạnh sự quan tâm của xã hội về việc hút thuốc.


Thông tấn xã Bắc Hàn cho biết các chiến dịch không khói thuốc đã được đẩy mạnh, cấm hút thuốc ở các nhà hát, rạp chiếu phim, trường học, bệnh viện, vỉa hè, và những nơi công cộng khác.


Người bỏ hút thuốc nổi tiếng nhất của Bắc Hàn là lãnh tụ Kim Jong-Il, trước đây nghiện thuốc rất nặng nhưng năm 2007 được các bác sĩ nhiều lần khuyên phải cai vì các vấn đề bệnh tim. Bất cứ nơi nào ông đến cũng cấm chỉ không được có khói thuốc.

http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5h1fP_rz6U2jUBHTpoWxQr6oMpyDQ

Bỉ (AFP)

Dân Bỉ ngày càng ủng hộ việc cấm hút thuốc.
Năm 2004: 49% dân chúng ủng hộ cấm hút thuốc.
Năm 2010: 65% dân chúng ủng hộ cấm hút thuốc.

http://news.karameloo.com/health/more-belgians-favour-public-smoking-ban/

Hy Lạp

Ở Hy Lạp có trên 40% dân số hút thuốc lá. Hy Lạp là nơi sản xuất thuốc lá lớn thứ nhì ở Âu Châu.


Bộ trưởng Y tế Hy Lạp tuyên bố: “Luật cấm toàn diện này có hiệu lực ở tất cả những nơi công cộng, tại sở làm, nhà hàng, quán cà-phê và bar.”

http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5jKmYx9KpHv6TgwbIrmHL8iObF1hQ

Li-băng (The Daily Star – Lebanon)

Ông George Saade, cựu viên chức Tổ chức Y tế Thế giới, nay là điều hợp viên chương trình Kiểm soát Thuốc lá Quốc gia của Bộ Y tế Li-băng nói: “Mọi người đều có quyền sống trong một môi trường lành mạnh, không khói thuốc. Điểm đầu tiên là phải có đạo luật mạnh mẽ cấm hút thuốc nơi công cộng. Nếu không có luật, thì việc thi hành và bảo vệ mọi người sẽ thất bại.”


Theo thống kê của Bộ Y tế Li-băng, hàng năm $146,7 triệu đô-la tiền của công chúng bị dùng để chữa bệnh liên hệ đến thuốc lá. Ngoài 24 căn bệnh liên hệ trực tiếp với việc phơi nhiễm khói thuốc, những căn bệnh đó là nguyên nhân gây ra ¼ cái chết ở Li-băng. Bộ Y tế Li-băng cho biết:  “Hàng tháng, có trên 30 người chết vì hút thuốc thụ động.”

http://www.dailystar.com.lb/article.asp?edition_id=1&categ_id=1&article_id=115423#axzz0pXqxQ5Xf


Mã Lai Á (Thông tấn xã Mã Lai Bernama)

Bộ trưởng Bộ Y tế Mã Lai Datuk Seri Liow Tiong Lai cho biết bắt đầu ngày 1 tháng 6, Bộ Y tế sẽ thi hành luật cấm hút thuốc tại những nơi làm việc và văn phòng tư nhân có hệ thống điều hòa không khí. 19 khu vực khác bị cấm hút thuốc trước đây bao gồm bệnh viện/chẩn y viện, thang máy và nhà vệ sinh công cộng, nhà hàng có máy lạnh, giao thông công cộng, cơ sở chính quyền, trường học, trạm xăng, quán internet café và thương xá.


Ông cho biết những người hút thuốc đã quen với những hình ảnh cảnh báo trên bìa thuốc lá nên chính phủ sẽ thay đổi hình khác để có hiệu quả hơn. Ông nói: "Cho nên bây giờ tôi sẽ hỏi văn phòng của tôi thực hiện một cuộc nghiên cứu chính thức để xem hình ảnh nào sẽ làm cho họ [người hút thuốc] sợ.”

http://www.bernama.com/bernama/v5/newsindex.php?id=502363


Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
(Dubai Eye)

Tất cả trạm xăng cấm bán thuốc lá trong vòng 24 giờ để ủng hộ Ngày Thế giới Không thuốc lá. Ngoài ra còn nhiều sinh hoạt khác hầu nâng cao ý thức, khuyến khích người hút thuốc dập tắt điếu thuốc đó lần này là lần cuối.

http://dubaieye1038.com/3692/24-hour-smoking-ban/

Trung Quốc
(Báo Nhân Dân Điện Tử)

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Trung Quốc, Michael O'Leary: “Chúng tôi biết mục tiêu đầy thử thách cho tất cả quốc gia thành viên, nhất là Trung Quốc lo ngại về ảnh hưởng của việc kiểm soát thuốc lá đối với nền kinh tế. Nhưng chúng tôi tin rằng Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu khi thông điệp được chính quyền hiểu rõ rằng lợi ích của việc kiểm soát thuốc lá vượt trội những âu lo về kinh tế.”

http://english.people.com.cn/90001/90782/90880/7005181.html

Việt Nam (Đài Tiếng Nói Việt Nam - Nguyễn Ngọc Năm)

Nếu chỉ vận động mà không mạnh tay xử phạt, thì nhiều người vẫn duy trì thói quen hút thuốc lá nơi công cộng. Trong khi đó, ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá vẫn tiếp tục phát triển với mức thuế (tiêu thụ đặc biệt) ở Việt Nam còn thấp; giá bán lẻ thuốc lá vẫn phù hợp (thậm chí là không đáng kể) so với thu nhập của nhiều người. Chính vì vậy, việc ban hành một đạo luật về phòng chống tác hại của thuốc lá trên cơ sở hoàn thiện tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ thuốc lá, xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng; hỗ trợ cai nghiện thuốc lá.


Thực tế, việc vận động tuyên truyền cần đi đôi với các quy định chặt chẽ, có tính khả thi cao của pháp luật mới có đạt được yêu cầu: sống trong môi trường không khói thuốc lá.

http://vovnews.vn/Home/Phap-luat-va-thuoc-la/20105/145328.vov