Wednesday, October 20, 2010

Truyền Thống Ăn Chay: Cách đây 30.000 năm, người tiền sử ăn gì?

Cách đây 30.000 năm, người tiền sử ăn gì?

[Việt Nam Ăn Chay] Theo kết quả nghiên cứu đăng hôm thứ hai 18/10/2010, trên tạp chí của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia, chất bột tìm thấy trên đá mài 30.000 năm trước có một ý nghĩa quan trọng:  Trái với hình ảnh phổ thông trong công chúng ngày nay, thường xem người tiền sử là người ăn thịt, thật ra có lẽ tổ tiên chúng ta đã ăn bánh mì làm từ thực vật!

Nghiên cứu gia Laura Longo từ Viện Ý Đại Lợi Nghiên Cứu Tiền Sử và Cận Sử cho biết: “Bánh đó giống như bánh mì phẳng, một loại bánh kếp chỉ gồm bột và nước.”  Cô nói thêm: “Làm giống như bánh mì túi pita, rồi nướng trên lò nóng.”

Các đá mài này nhỏ vừa vặn, nằm gọn trên lòng bàn tay, được khám phá tại các nơi khảo cổ ở Ý, Nga và Cộng hòa Tiệp. Lúc trước, một số đá mài cũng đã được tìm thấy ở Do Thái, nhưng chỉ độ chừng 20.000 năm tuổi. Thế là dựa vào nghiên cứu mới nhất, loài người đã biết làm bột cách đây ít nhất 30.000 năm.

Theo tin Reuteurs, kết quả này cũng làm sụp đổ những lý thuyết trước đây, cho rằng loài người khi xưa đã theo lối ăn thịt.

Còn gọi là lối ăn của “người hang động” (caveman diet), thuyết này không tin là người xưa biết ăn bánh mì và ngũ cốc. Thuyết ăn thịt do Walter L. Voegtlin chủ trương, quyển sách phát hành năm 1975 của ông cổ võ lối ăn từ đi săn và lượm hái (thay vì trồng trọt).

Khoa học năm 2010 đã tiến bộ; chúng ta biết nhiều hơn về các chất bổ, chất đạm, chất dinh dưỡng trong thức ăn. Hàng triệu người xinh đẹp, khỏe mạnh, tài ba, thông thái, trí tuệ trên toàn cầu là những người trường chay, có người từ thuở còn trong bụng mẹ.

Khám phá mới nhất về lương thực của người tiền sử lại càng nêu cao sự hợp lý của truyền thống ăn chay trong nhân loại.

Nguồn tham khảo: http://uk.reuters.com/article/idUKTRE69H4FT20101018