Tuesday, January 31, 2017

Sức Khỏe Của Bạn: “Cách ăn uống và lối sống sai lầm mở lối đến nhà thương”

LƯƠNG Y NGÔ ĐỨC VƯỢNG: “Cách ăn uống và lối sống sai lầm mở lối đến nhà thương”

Nhật Lệ thực hiện

(LĐCT) - Những ai có may mắn được đọc cuốn “Minh triết trong ăn uống của phương Đông” của TS. Ngô Đức Vượng, hẳn sẽ nhận ra rằng, lối sống và cách ăn uống của con người hiện đại đa số thường mắc sai lầm và dẫn đến bệnh tật.

Chính vì thế, dù được tái bản đến lần thứ 6, cuốn sách này vẫn tiếp tục bị photo, in lậu để bày bán cho các bệnh nhân. Đó là vì tác giả từng bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về triết lý căn bản của phương Đông, thuật ăn uống quân bình theo âm dương, thuận theo quy luật tự nhiên và vũ trụ. 
Chính ông đã tự chữa khỏi bệnh ung thư cho mình và cho đến nay, hơn 30 năm chưa từng phải đến bệnh viện. Ngoài ra, ông còn cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện bó tay, trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe. Ngoài việc nghiên cứu về ẩm thực và thiền phương Đông, ông còn viết nhiều sách về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học cũng như các vấn đề về tinh thần.

Điều gì khiến ông từ một người ốm yếu vượt qua được ngưỡng bệnh tật để trở thành người 30 năm không dùng thuốc, không đến bệnh viện?
- Hầu hết mọi bệnh tật đều là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của cách ăn uống không hợp lý. Sau một thời gian luyện tập và thay đổi cách ăn uống tôi mới đạt được sự cân bằng. Tôi đã thay đổi từ một người ốm đau, bệnh tật thành một người khỏe mạnh. Năm nay tôi 76 tuổi nhưng 30 năm nay tôi không uống một viên thuốc nào. Tôi tin, mọi người đều làm được. Cách thay đổi cuộc sống của tôi chính là thay đổi cách ăn uống, luyện tập và thay đổi cả phong cách sống và môi trường sao cho tốt.
Điểm lại, các tài liệu khoa học đều chỉ ra rằng mọi bệnh tật đều đến từ nguyên nhân: Môi trường, phong cách sống và ăn uống. Tình cờ mà tôi đi đúng, giờ đây tôi thấy đó là cách hoàn toàn chính xác.

Từ đâu ông bắt tay vào viết cuốn sách “Minh triết trong ăn uống của phương Đông"?
- Khi thấy mình đã thay đổi, tôi nghĩ, sức khỏe, tuổi thọ và cuộc sống nằm trong tay mỗi một người thôi, chứ không ở bên ngoài. Sau một thời gian, từ lời khuyên của bạn bè, tôi lập trường Dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe. Giáo trình học cũng đặc biệt, nên tôi tập trung công sức viết sách. Cuốn “Minh triết trong ăn uống của phương Đông” cũng là một trong những giáo trình của trường, ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Ngoài chuyện viết giáo trình, cơ duyên nào khiến ông đi sâu vào nghiên cứu ẩm thực phương Đông?
- Khi viết cuốn sách đó, càng ngày tôi càng ngộ ra nhiều điều lý thú trong vấn đề ăn uống mà lúc đầu cầm bút tôi chưa tính hết. Thứ nhất là vai trò của thức ăn hạt. Nguyên thủy tổ tiên xa xưa của loài người là ăn thịt, ăn thịt nhiều nên dương tính rất cao và bồn chồn không yên, rất sợ lửa. Do bản năng sinh tồn, con người chuyển dần sang ăn hạt và ăn rau sống, âm hóa thức ăn lại. Nhưng sau một thời gian âm quá, con người lại trở nên sợ lửa nên cũng không tốt. Cuối cùng, con người chuyển sang ăn hạt, làm cho trí tuệ con người phát triển. Mặt khác, cám ở các loại hạt có nhiều vitamin, giúp cho thể chất con người hoàn thiện. Ăn hạt không âm, không dương, vì thế, con người ít sợ lửa và bắt đầu biết dùng lửa. Tôi cho đây là một điều tuyệt vời.

Những phát hiện trong quá trình nghiên cứu của ông đi ngược lại với cách suy nghĩ thông thường của các bác sĩ Tây y. Vì sao như vậy?
- Khi tìm hiểu sâu hơn về ăn uống, tôi phát hiện ra nhiều vấn đề, sức khỏe con người suy giảm là do đa phần từ ăn uống. Nghiên cứu về khoa học thực dưỡng, có nhiều trường phái. Tây phương cho rằng, cơ thể con người cần gì thì cung cấp cái đó, mới nghe thì có lý nhưng lại vô lý vì con trâu, con bò có cơ bắp nhưng có ăn thịt đâu. Bò sữa nhiều sữa nhưng chả ai cho nó uống sữa, gà đẻ trứng cũng không ăn trứng. Các bà mẹ trẻ ngày trước không biết sữa là gì vẫn nhiều sữa cho con bú, còn ngược lại, các bạn trẻ ngày nay uống nhiều sữa mà không đủ sữa cho con. Quan niệm trên không ổn, nên tôi tìm về Đông phương. Có nhiều tài liệu, nhưng tôi quy về hai quy luật. Đông phương quan niệm mọi sự vật đều sống được nhờ lấy năng lượng từ vũ trụ, mà năng lượng tập trung đầu tiên ở cây xanh, nên cây xanh là mẹ của muôn loài, thực vật là thức ăn thượng đẳng nhất của loài người. Thứ hai là thức ăn của muôn loài đều phù hợp với cấu tạo và sinh lý của loài sinh vật đó.

Vì sao ông cho rằng con người nên ăn chay, nhất là theo phương pháp dưỡng thực của Ohsawa thì tốt hơn là ăn mặn?
- Qua nghiên cứu, tôi thấy, những nước giàu ăn thịt nhiều, bệnh tật nhiều hơn mà thôi. Những nước nghèo, những nước đang phát triển không có thịt mà ăn thì bệnh tật lại ít… Đi sâu hơn vào thực phẩm, tôi rút ra 7 tiêu chuẩn của thực phẩm; thiếu 1 trong 7, sức khỏe bị đe dọa. Đó là, thức ăn phải phù hợp với sinh lý của cơ thể; thứ hai, thức ăn phải có lực vũ trụ phù hợp, trong đó có lực tri giác, lực biến dị và lực tĩnh; thứ 3, thức ăn phải thuần khiết; thứ tư, thức ăn phải đủ chất; thứ năm, thức ăn quân bình âm dương (đây là vấn đề Tây phương không biết); thứ 6, thức ăn phải tạo môi trường kiềm, vì cơ thể khỏe mạnh có độ pH hơi kiềm 7,35 - 7,4; xuống dưới 7,3 là đủ thứ bệnh, xuống 7,0 là ung thư phát triển. Cuối cùng, thức ăn phải có nhịp sinh học phù hợp. Trong 7 tiêu chuẩn này, tôi nghĩ, rất hiếm người nào thực hiện được 1 tiêu chuẩn, đó chính là vấn đề. Mọi người luôn ăn nói đủ chất, nhưng ăn thế nào cho đủ là nhiều tranh cãi. Con vật bị giam, nhốt, bí bức, không tự nhiên, tiết ra chất độc, khiến con người ăn thịt vào cũng không yên. Trong khi hệ thực vật thần kinh chưa phát triển, ăn vào không sao. Thứ hai, mầm bệnh của động vật dễ truyền sang cho người, trong khi thực vật cũng có bệnh nhưng không truyền sang người. Có thể đó là ý đồ sáng tạo của tạo hóa, tạo hóa muốn nhắc nhở con người rằng đừng ăn thịt động vật mà ăn thực vật.

Có một câu nói rất hay, thực phẩm là cầu nối giữa con người và vũ trụ. Ông đã nói đến lợi ích của việc ăn chay nhưng vì sao có những người ăn chay trường nhưng vẫn mắc nhiều bệnh, trong đó có ung thư?
- Dù ăn chay hay mặn nhưng không tuân theo luật âm dương của trời đất thì kết quả sẽ không tốt đẹp, có thể mắc nhiều bệnh, kể cả bệnh nan y. Nhiều người ăn chay trường, nhiều cơ sở tu hành, nhất là các cửa hàng nấu đồ chay mà tôi đã trực tiếp tìm hiểu, thường sử dụng quá nhiều mì chính (bột ngọt) cho ngon miệng, vì nghĩ rằng đó là loại thực phẩm chay mà không hiểu rằng đó chính là hóa chất rất độc hại. Thêm vào đó, nhiều người ăn chay trường mà không theo đúng nguyên lý âm dương, thường ăn quá nhiều thức ăn âm như nấm, giá, măng, hoa quả, ăn nhiều dầu, uống quá nhiều nước, nhất là nước ngọt, nước đá, nước mát trong tủ lạnh… Bên cạnh đó, nhiều người chưa nhận thức đúng và thực hành tốt việc rèn luyện làm chủ tâm thức nên không tin vào phương pháp thực dưỡng theo nguyên lý âm dương, hoặc quá tham sân si nên đã trợ duyên cho bệnh tật phát sinh, tung hoành.

Xin ông cho biết sai lầm của lối sống hiện đại là gì?
- Ăn uống là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan mật thiết tới mọi người, mọi lúc, mọi nơi, quyết định sự tồn vong của loài người. Thế nhưng, trớ trêu thay, loài người đang mắc sai lầm nghiêm trọng trong vấn đề tối thiết yếu này. Con người hiện đại ngày càng sống xa rời tự nhiên, ăn uống không đúng cách, nên những ưu thế sinh học của loài người đang sa sút, mất dần. Vì vậy đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động khẩn cấp. Khi đồ ăn có nguồn gốc động vật, thức uống pha thêm đường, sữa, màu, gia vị nhân tạo đi vào cuộc sống hàng ngày thì sức khỏe sẽ suy sụp. Máy xay xát ngũ cốc đã nghiền nát sinh lực con người, nước giải khát đóng hộp, đóng chai, buộc người văn minh cần răng giả. Cách ăn uống và lối sống hiện nay đã mở đường đến các nhà thương lớn nhỏ, kể cả các các bệnh viện ung thư, nhà thương điên mọc lên khắp nơi.
Bản thân tôi từng chữa lành cho nhiều người bị bệnh ung thư nhờ kết hợp chế độ ăn theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đã khỏi, song lại ăn gạo trắng cùng các thức ăn nguy hại trở lại nên không tránh khỏi cái chết. Có trường hợp hết bệnh, họ quay trở lại để xin tôi tư vấn nên mở quán ăn thực dưỡng hay không. Những người đó xứng đáng được chữa lành bệnh, vì họ biết lấy cái ơn được cứu sống mà đem giúp người khác. Phương pháp dưỡng sinh tưởng như khó thực hiện, đòi hỏi những bệnh nhân phải có ý chí, song khi đã làm được thì họ được tưởng thưởng xứng đáng. Tôi muốn nói rằng có những người bệnh xứng đáng được chữa, trước tiên phải từ ý chí mạnh mẽ của họ. Mỗi người chính là bác sĩ tự cứu chữa cho mình.

Xin ông nói rõ hơn vì sao đường, sữa, trái cây - những thức ăn lâu nay người ta luôn mang đến tặng người bệnh - lại là kẻ thù gây ra nhiều bệnh tật cho con người?
- Một số nhà dinh dưỡng học đã nhận xét: Công nghệ sản xuất nước ngọt đóng chai, đóng hộp đã mở đường cho kỹ nghệ làm răng giả phát triển. Theo tôi, đường đích thực là kẻ sát nhân độc ác trong lịch sử nhân loại, nó gây nguy hại đặc biệt cho những người ăn gạo xát trắng. Tế bào ung thư vô cùng thích đường, nên cho người bệnh ung thư ăn là cách nối giáo cho giặc hiệu quả nhất. Thường xuyên ăn nhiều đường, cơ thể suy nhược, các bệnh như tiểu đường, rối loạn chức năng, béo phì, thần kinh phân liệt, loãng xương, xốp xương, hư răng… xuất hiện.
Còn uống sữa và ăn các sản phẩm chế biến từ sữa thường gây đờm nhớt trong cơ thể, nhất là ở đường ruột, dạ dày và đường hô hấp, từ đó dễ bị cảm lạnh, dị ứng, viêm xoang, viêm loét đường tiêu hóa… Điều nói thêm là niêm dịch, chủ yếu đờm nhớt là “thức ăn lý tưởng” cho các vi trùng gây bệnh và tế bào ung thư. Cho trẻ ăn sữa bò là đã biến đứa con thân yêu của mình thành đứa trẻ cùng mẹ khác cha với con bò. Thực tế nhiều nhà nghiên cứu khẳng định: Xã hội nào dùng nhiều sữa bò hay lạm dụng thuốc bổ có canxi sẽ khổ sở vì xương bị lão hóa hoặc nứt xương chậu. Còn trái cây thuộc dạng thức ăn âm, đưa vào người sẽ thịnh âm, dễ bị ung thư. Nhiều người ăn chay nghiêm ngặt nhưng lại thường ăn trái cây và nấm, mang âm tính cao nên sức khỏe suy sụp, nặng thì mắc bệnh hiểm nghèo.

Ăn gạo lứt muối mè theo nguyên lý âm dương tốt cho sức khỏe, xin ông nói rõ hơn về tác động tích cực của phương pháp này?
- Do cách sống sai, môi trường không trong sạch, ăn uống trái với tự nhiên nên độc tố tích tụ trong các mô, cơ quan và từng tế bào, gây cản trở, làm rối loạn mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, từ đó bệnh xuất hiện!
Tác dụng đầu tiên và rõ rệt nhất của việc ăn cơm gạo lứt muối mè là đào thải các chất độc, cặn bã đó. Quá trình này thực chất là các thành phần tốt của cơm gạo lứt muối mè được từng tế bào tiếp nhận để thay thế những thành phần không tốt trước đó. Thế là cơ thể được đổi mới, trong sạch, các hoạt động sinh lý trở lại bình thường, bệnh hết, sức khỏe phục hồi. Ăn một thời gian sức khỏe tốt hẳn lên, khả năng làm việc, chịu đựng tăng tiến rõ rệt, nhiều bệnh thông thường và bệnh nan y bị đẩy lùi, trong người luôn có cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng. Mà khi sức khỏe hoàn hảo sẽ khai mở trí phán đoán… Thực dưỡng không chỉ là ăn uống mà là một triết lý sống sâu sắc.

Nhịn ăn chữa bệnh đúng phương pháp mang lại hiệu quả gì, thưa ông?
- Nhịn ăn là để cơ thể được nghỉ ngơi, mà nghỉ ngơi là điều luôn cần thiết đối với người bệnh; trái lại ăn vào trong lúc không có khả năng tiêu hóa, hấp thu chỉ làm cho cơ thể bệnh thêm suy nhược, đó mới chính là sự thách thức nguy hiểm. Cho nên, bệnh cấp tính càng nặng càng không nên ăn. Con người luôn ăn nhiều quá mức cần thiết, nên gan phải làm việc liên tục quá sức, nên mệt mỏi, về già sinh bệnh suy kiệt, chóng chết. Cách giúp cho gan phục hồi nghỉ ngơi là nhịn ăn.


Monday, January 30, 2017

Nếp Sống Ăn Chay: Chuyên gia chia sẻ cách ăn chay khoa học, lành mạnh

Chuyên gia chia sẻ cách ăn chay khoa học, lành mạnh

Ph. Thúy

(Info.net) - Xã hội hiện đại, nhiều người có xu hướng ăn chay. Nhưng ăn như nào cho khoa học, không phải ai cũng biết. Các chuyên gia cho rằng ăn chay chỉ thực sự tốt khi ăn một cách khoa học.

Ăn chay để khỏe
Chị Vũ Thu Hường trú tại Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự, khoảng 1 năm nay chị chuyển sang ăn chay để giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể trạng. 
Ngày trước, chị chỉ ăn chay vào ngày 1 và rằm hàng tháng. Nhưng đến giờ chị Hường chuyển sang nấu món chay ở nhà. Chồng và mẹ chồng chị cũng ăn cùng, chỉ có hai con nhỏ ăn chế độ riêng.
Bác Trần Thị Hà trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, khoảng 2 năm nay bà cũng ăn chay để bảo vệ sức khỏe. Bà Hà bị mỡ máu và tim mạch nên từ khi chuyển sang ăn chay bà cảm thấy mình khỏe hơn. Bệnh gan nhiễm mỡ cũng không gây phiền phức nhiều.
Tuy nhiên, theo TS Vũ Trường Khanh, trưởng Khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, ăn chay để giảm bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ là không hợp lý. Bởi ngày nay người dân ăn chay công nghiệp, các món chay chế biến sẵn nhiều dầu mỡ. Dù giảm được lượng protein, cholesterol động vật nhưng năng lượng nạp vào còn lớn hơn dẫn tới tích tụ mỡ.
Theo chuyên gia, Thạc sĩ Ngô Dũng Tuấn, Trường Đại học Y Hà Nội,  quan niệm ăn chay trên thế giới chia làm hai loại rõ ràng: Ăn chay không sát sinh và ăn chay toàn thực vật.
Ăn chay không sát sinh động vật họ cho phép mình ăn cả trứng và sữa. Trường phái thứ hai là ăn chay thực vật, không ăn tất cả những gì có nguồn gốc động vật.
Thạc sĩ Tuấn cho biết, rất nhiều người hỏi ăn chay có lợi sức khỏe không? “Bản thân tôi là người quảng bá việc ăn chay nhưng ăn chay có thể có hại nếu ăn không khoa học" – thạc sĩ Tuấn nhấn mạnh.
Ăn chay như nào là khoa học?
Theo thạc sĩ Dũng, chế độ ăn chay khoa học là không ăn các loại thực phẩm thông qua chế biến hiện đại làm cho thực phẩm mất hết tính tự nhiên của nó. Ví dụ như không ăn bánh quy, bánh kẹo, mì ăn liền, bim bim..., tuy làm từ thực vật nhưng có hại. 
Không chỉ thế, ở nhiều nhà chùa, các nhà hàng ăn chay có nhiều phụ gia thực phẩm như mì chính, bột nêm và sản phẩm chay công nghiệp do Đài Loan và Trung Quốc sản xuất. Điều này không tốt cho sức khỏe.
Thạc sĩ Tuấn nhấn mạnh, ăn chay khoa học là ăn chay các sản phẩm thuần tự nhiên, không được chế biến kỹ. Các sản phẩm này phải được trồng hữu cơ, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật là tốt nhất.
Nên ăn gạo để nguyên vỏ cám vì rất có lợi, chữa được cả bệnh nan y. Không ăn gạo xát trắng quá, thành có hại. Và quan trọng nhất, kẻ thù số một của ăn chay là đường trắng. Khi ăn chay khoa học nên ăn đồ ngọt tự nhiên, như mật ong, mật mía.
Thạc sĩ Tuấn cho biết anh ăn chay 10 năm, đến giờ anh cảm thấy mình rất khỏe: "Ai hỏi tôi ăn chay có khỏe không, có đủ chất dinh dưỡng không, sau 10 năm ăn chay tôi cảm thấy sức khỏe tốt kinh khủng. Trời lạnh không cần mặc quá ấm, mùa đông như mùa hè, tập luyện thể thao đều đặn. Có rất nhiều bằng chứng người ăn chay là người khỏe nhất thế giới, thông minh nhất thế giới. Về mặt sức khỏe, ăn chay khoa học rất có lợi cho sức khỏe".
Đối với người Việt, thạc sĩ Tuấn tư vấn, ăn chay khoa học rất dễ bởi gạo nguyên cám không quá xa lạ. Thứ nữa, nước ta có các loại rau củ quả phong phú, nhiều loại rau. Tốt nhất nên ăn các loại rau và các loại hạt như đậu tương, đậu xanh, vừng.

Người Trường Chay: Biên tập viên & MC truyền hình Hạnh Phúc

(Trích bài & ảnh của Sơn Hà - Hòa Nguyễn - Nguyễn Đức trên Vietnam.net)
* Bạn ăn chay trường nhiều năm, thậm chí có quán ăn chay, vậy Tết năm nay có định phá lệ?
MC Hạnh Phúc: Chắc chắn sẽ không có sự phá lệ nào. Ẩm thực trong dịp Tết rất phong phú và đa dạng với rất nhiều món ăn ngon nhưng với người ăn chay trường như tôi đã quá quen. Các món ăn có sự thay đổi một chút là sẽ có bánh chưng nhưng bên trong bánh chưng không có thịt mỡ, thay vào đó chỉ có gạo và đỗ. Tôi nghĩ dịp Tết quan trọng hơn là tình cảm ấm áp bên cạnh bạn bè, gia đình và người thân.
* Mỗi dịp Tết, điều gì làm bạn thích nhất? Bạn thích được nhận tiền, đón nhận một tình yêu mới hay...?
MC Hạnh Phúc: Cũng giống như mọi người, từ bé đến giờ dịp Tết đến tôi thích lì xì. Thực ra đó là đồng tiền may mắn, là phong tục, tập quán của chúng ta từ lâu đời, gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn nhất trong năm mới. Nhà tôi có truyền thống đêm 30 đi lễ chùa. Hai bố con sẽ xông nhà, không quan trọng năm đó ai là người hợp tuổi hơn. Khi xông nhà xong, những tấm lì xì sẽ được các thành viên mừng cho nhau.
* Năm 2017 đã đến, với một MC Truyền hình, điều mà bạn mong muốn nhất?
MC Hạnh Phúc: Tết Nguyên Đán năm nay đối với tôi rất vui vì đã gắn bó với "Cặp lá yêu thương" cả một chặng đường dài. Gắn bó với chương trình này tôi thấy các tỉnh thành trên cả nước, con phố, ngõ hẻm vẫn còn cũng rất nhiều những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn...
Vì vậy tôi muốn quý vị hãy tiếp tục đồng hành trên mỗi chặng đường của "Cặp lá yêu thương" để giúp cho các em nhỏ có thêm những cái Tết đủ đầy hơn, trọn vẹn hơn, nghĩa tình hơn, sau đó các em được chắp cánh ước mơ đến trường, có cơ hội đổi đời.

Sunday, January 29, 2017

Tin Vui Ăn Chay: Á Khôi Alba Diệu Vân “Ăn chay giữ dáng”

Á Khôi Alba Diệu Vân “Ăn chay giữ dáng” đẹp rạng ngời với vòng eo 57

Trang Võ – Sao Style
(Sao Style) -  Á Khôi Hoa khôi Thanh Lịch 2016 Nguyễn Thị Thảo – Nghệ danh Alba Diệu Vân đã có một năm đầy thành công trong lĩnh vực âm nhạc. Đây chính là năm đánh dấu cột mốc cô bước chân vào con đường nghệ thuật và gặt hái được những thành quả đầu tiên.
Nhân dịp chào đón xuân Đinh Dậu, Alba Diệu Vân đã thực hiện bộ ảnh Tết gửi đến khán giả và những người đã đồng hành ủng hộ cô trong suốt năm qua thay cho lời cảm ơn chân thành nhất.
Alba Diệu Vân sinh ngày 08/04/1996. Cô có đam mê nghệ thuật từ nhỏ nhưng lại không gặp được nhiều may mắn trên con đường ca hát. Một cách tình cờ và may mắn, cô là em gái của bạn thân Phan Mạnh Quỳnh. Sau nhiều lần chia sẻ về ước mơ ca hát, nam ca nhạc sĩ xứ Nghệ quyết định nhận hỗ trợ, đào tạo giọng ca trẻ này. Vừa qua, MV ” Không Thuộc Về Ai” ( Thả Thính) do chính Phan Mạnh Quỳnh sáng tác và đạo diễn đã được ra mắt nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều người hâm mộ.
Nữ ca sĩ chia sẻ, nghệ danh Alba Diệu Vân được thầy giáo Phan Mạnh Quỳnh đặt cho “trò cưng” với ý nghĩa là “Áng mây trắng kỳ diệu” mong cho cô gái trẻ với chất giọng trong trẻo và tràn đầy năng lượng, sức sống, nhiệt huyết của tuổi đôi mươi sẽ thành công trên con đường chinh phục đam mê của mình.
Alba Diệu Vân sở hữu số đo 85 – 57 – 95, khuôn mặt xinh đẹp cùng thần thái xuất thần. Cô ca sĩ chia sẻ rằng, cô ăn chay để giữ dáng, ngày ba bữa ăn trái cây và uống nước trái cây để có được vòng eo đáng ngưỡng mộ này.
Trong năm 2017 sắp tới, sau ca khúc “Không thuộc về ai” hợp tác cùng Phan Mạnh Quỳnh, Alba Diệu Vân sẽ tiếp tục cho ra mắt nhiều ca khúc, nhiều mv ấn tượng khởi đầu cho từng bước chinh phục khán giả của cô.
Cùng Saostyle nhìn lại những khoảnh khắc đón Tết của Alba Diệu Vân và chúc Alba Diệu Vân có một năm mới đầy thành công với những dự định của mình.





Saturday, January 28, 2017

Thuần Thực Vật: Xu hướng dinh dưỡng 2017: Bông cải, tảo và bột protein thực vật

Xu hướng dinh dưỡng 2017: Bông cải, tảo và bột protein thực vật...

Tụ Yên

(Thanh Niên Tuần San) - Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra một số xu hướng dinh dưỡng được hưởng ứng trong năm mới...

Bông cải đa năng
Loại thực phẩm dễ dàng tìm thấy trong mọi khu chợ sẽ góp phần quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chặt nhuyễn hoặc tách (bỏ cùi) bông cải cho vào máy xay để làm ra món gọi là “cơm” bông cải, kế đến hấp lên và trộn thành món nghiền ngon miệng. Đây là cách để ăn được nhiều rau cải mà ít calorie.
“Một tách cơm bông cải chứa 25 calorie, trong khi một lượng tương đương gạo lứt mang đến 215 calorie”, theo trang Health dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng Megan Roosevelt, nhà sáng lập trang HealthyGroceryGirl.com. Hoặc, chỉ cần cắt nhỏ bông cải và đặt lò để làm món hấp. Bông cải ít chất bột đường, calorie, nhưng nhiều chất xơ, vitamin B, vitamin C, folate và kali. Bông cải cũng chứa hợp chất gọi là glucosinolate, được cho là có năng lực chống ung thư.
Tảo và bột protein thực vật
Bột protein có nguồn gốc thực vật (như hoa hướng dương) đang bắt đầu thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, không chỉ dừng lại ở nhóm người ăn chay. Theo đánh giá của giới chuyên gia, protein là nguồn năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của con người, từ cung cấp dinh dưỡng cho chức năng của cơ bắp đến mô tế bào, cũng như hỗ trợ sản sinh nhiều hợp chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm các kháng thể và hormone, theo nhà dinh dưỡng học Shona Wilkinson của trang Superfooduk.com.
....Nhà dinh dưỡng học người Anh còn tiết lộ một nguồn cung cấp chất béo từ tảo biển cho những người ăn chay. Tảo có thể cung cấp hàm lượng nhỏ các chất béo omega 3, và có thể ăn dưới dạng các miếng tảo phơi khô, canh tảo ngọt.
Quả dại kiểu Úc và hạt tigernut
Không phải là những thực phẩm phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, song hai loại này đáng để nhắc đến do chúng vừa được chứng minh rất có ích cho sức khỏe.
Theo Đài ABC News, quả dại mọc đầy dọc theo các bờ biển của nước Úc, và nhiều loại được giới ẩm thực đánh giá cao, xuất hiện trong những món sở trường của các đầu bếp danh tiếng. Những quả dại có ích như hạt keo, mận kakadu, rau thơm chanh hải đào. Trong đó, mận kakadu chứa hàm lượng vitamin C cao nhất trong thế giới thực vật, còn rau thơm chanh hải đào được cộng đồng thổ dân Úc ưa chuộng vì nhiều công dụng - từ kháng khuẩn, đa vitamin và khoáng chất (can xi, folate, vitamin A, E), cũng như tác dụng xua côn trùng.
Về tigernut, thực ra đây không hẳn là một loại hạt mà là cây rễ nhỏ sinh trưởng ở Địa Trung Hải và châu Phi. Từ thời đồ đá, người ta đã ăn loại cây này, nhưng tới gần đây nó mới tìm được chỗ đứng trong làng siêu thực phẩm. Theo đánh giá của giới chuyên gia, hạt tigernut chứa nhiều chất xơ, can xi, sắt, magiê, kali.
Trang nzherald.co.nz dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng Cassandra Barns nhận định loại thực phẩm này còn chứng tỏ năng lực hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp giảm cân. Có thể ăn bằng cách tẩm đường như món kẹo, hoặc nghiền thành bột dùng để làm bánh (cookie, brownie) hoặc nấu nướng. Tigernut cũng chứa tinh bột kháng giúp duy trì trạng thái no lâu, đồng thời giảm số lượng calorie hấp thụ từ thực phẩm trong ngày.

Friday, January 27, 2017

Vườn Nhạc: Đón xuân - Phạm Đình Chương (Ca sĩ Như Quỳnh)


Bếp Chay Thanh Nhẹ: Lẩu chay trái cây - Đầu bếp Thu Hà (Fruity hot pot)

LẨU CHAY TRÁI CÂY

Chương trình: Món Ngon Mỗi Ngày
Hướng dẫn: Đầu bếp Thu Hà

NGUYÊN LIỆU

  • Củ sắn: 50g
  • Su su: 1/2 trái
  • Mía lau: 1 khúc
  • Bắp vàng: 1/2 trái
  • Boa-rô: 1 khúc
  • Cần tây: 1 khúc
  • Boa-rô cắt lát phi vàng (có dầu): 1/3 chén
  • Rễ ngò rí: 5 cọng
  • Ăn kèm: Lê: 1 trái
  • Táo: 1 trái
  • Dâu: 30g
  • Thanh long: 1 trái
  • Kiwi ruột xanh: 1/2 trái
  • Nấm rơm, nấm kim châm, nấm hương tươi, nấm linh chi: 200g
  • Bông kim châm, bông thiên lý, cải thảo, tần ô, ngồng cải, bông hẹ: 800g
  • Mì sợi nhỏ 
  • Đậu hủ non: 2 miếng
  • Tàu hủ ky chiên: 1 chén
  • Ớt trái
  • Bột ngọt Bột ngọt AJI-NO-MOTO®
  • Aji-ngon® Hạt nêm từ nấm hương và hạt sen bổ sung kẽm Hạt nêm từ nấm hương và hạt sen bổ sung kẽm 
  • Nước tương Nước tương


1. SƠ CHẾ:


– Các loại rau củ gọt rửa sạch, cho vào nước, nấu trong thời gian 20 phút với 5 cọng rễ ngò. Thêm vào 1/3 trái lê, 1/3 trái táo nấu chung.
– Mì sợi trụng qua nước sôi, xả lại nước lạnh, để ráo. Xóc mì với ít dầu boa-rô phi.
– Các loại nấm rửa sạch, ngâm qua nước pha muối, bày ra đĩa cùng với rau.
– Thanh long, táo, lê dùng muỗng múc tròn. Dâu và kiwi cắt lát mỏng.
– Đậu hủ non cắt miếng vừa ăn. Ớt cắt lát. 


2. THỰC HIỆN:

Vớt bỏ các rau củ trong nước dùng, lấy 2 lít nước dùng, nêm 1.5M muối, 1M hạt nêm Aji-ngon® từ nấm hương và hạt sen, 1M bột ngọt AJI-NO-MOTO® cho vừa ăn, thêm 1/3 chén boa-rô phi.

3. CÁCH DÙNG:


Dọn lẩu cùng với nấm, rau, trái cây, đậu hủ và mì sợi nhỏ, chấm kèm nước tương Phú Sĩ và ớt cắt lát.

Mách nhỏ
– Chọn bắp vàng để nước dùng có vị ngọt thanh.
– Trái cây có vị chua như dâu, kiwi nên cắt lát mỏng.


Thursday, January 26, 2017

Người Trường Chay: Nghệ nhân ẩm thực Hoàng Thị Như Huy

Cổ súy cho xu hướng ăn chay thuần khiết

Viết Thịnh 

(PL) - Tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật PETA vừa ca ngợi TP.HCM cùng với các thành phố khác của châu Á như Singapore, Bali, Bangkok và Thượng Hải có nhiều nhà hàng bán món ăn thuần chay và ngon miệng.
Đón nhận thông tin này, nghệ nhân ẩm thực - người được mệnh danh là sứ giả ẩm thực chay - Hoàng Thị Như Huy cho rằng ăn chay không chỉ ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn mà còn là xu hướng của thế kỷ này.
Hạnh phúc được quảng bá món chay thuần Việt
. Phóng viên: Bà được coi là sứ giả ẩm thực chay, xin hỏi danh xưng này ra đời như thế nào?
+ Nghệ nhân ẩm thực Hoàng Thị Như Huy: Thực ra đó cũng là từ mọi người đặt cho tôi thôi. Nguồn gốc của việc này bắt đầu từ khi các pháp vương của thế giới đến Việt Nam. Tôi được giới thiệu để làm nhiệm vụ đi quảng bá cách thức nấu đồ chay ở các chùa phục vụ các pháp vương. Đi quảng bá đồ chay thì mọi người gọi là sứ giả thôi.
Nấu nên những món ăn chay thuần Việt, bày ra mâm cỗ chỉ toàn hương vị cây lành trái ngọt quê hương, lòng tôi cảm thấy hạnh phúc vì mình đã góp phần giúp bạn hữu khắp nơi chọn lối ăn chay thuần khiết cỏ cây, có lợi cho sức khỏe và giảm đi những hành vi sát sanh thô bạo trong đời.
Sự tinh tế của món chay do chính thiên nhiên tạo tác
. Có người giải thích tạo hình tôm, cá cho các món chay là vì yếu tố thẩm mỹ và kích thích vị giác, bà nghĩ sao?
+ Nếu muốn có cái đẹp trong món ăn, không nhất thiết phải bày biện những con cá, con tôm giả, mà sự tinh tế vốn không do bàn tay khéo léo nặn nên. Cái đẹp thanh thoát của món ăn chay thuần Việt bao đời qua đã thể hiện ngay trong dĩa rau luộc xanh rì, miếng đậu phụ rán vàng mơ, quả cà chua nhồi màu đỏ thắm, đĩa nấm xào trắng bóc…, mỗi thứ một ít bày biện trong đĩa bát sạch tinh tạo nên mâm cơm đầy hương sắc tự nhiên của đất trời.
. Bà vừa nhắc đến đạo Phật trong mối liên hệ với đồ chay, vậy đạo Phật quan niệm đồ chay như thế nào, thưa bà?
+ Ăn chay theo quan niệm của đạo Phật là ăn thuần rau củ, được hình thành từ lời giáo huấn của đức Phật: cấm sát sinh. Tu sĩ ăn chay để hành đạo; vua chúa ăn chay để mưu cầu thái bình thịnh trị cho giang san; dân chúng ăn chay vì lòng từ bi, muốn tránh điều tội lỗi sát sinh, tích đức cho kiếp sau của mình… Vì thế, nhất nhất họ không vì nhu cầu ham muốn khoái khẩu của bản thân mà sát hại những sinh linh vô tội.
Ăn chay là xu hướng của thế kỷ
. Có một thực tế mà như đánh giá của PETA dành cho TP.HCM, đó là sự phát triển đều đặn của văn hóa ăn chay… Theo bà, vì sao có sự phát triển này?
+ Tôi nghĩ đánh giá như thế cũng hợp lý. TP.HCM là một thành phố rộng, đông dân, nên việc có đông người ăn chay cũng dễ hiểu. Hơn nữa, theo tôi thì ăn chay là xu hướng của thế kỷ này.
. Có lý do gì để bà tin tưởng vào điều đó?
+ Bởi vì khi chúng ta ăn những thức ăn được chế biến từ cây cỏ thì có nhiều cái lợi hơn ăn động vật. Thứ nhất, trong thực vật nguồn bệnh ít hơn trong thịt động vật, dĩ nhiên là tôi không đề cập đến thực vật bẩn hoặc độc hại. Thứ hai, dùng cây cỏ của địa phương giúp cho nông dân có nguồn thu nhập tốt hơn. Tiếp đến, ăn rau củ quả thì dễ tiêu hóa và dễ chịu hơn ăn động vật. Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn chay làm cho con người hiền hòa hơn, những dân tộc ăn chay thường không có sự hung dữ và ăn chay ít bệnh hơn. Ăn chay cũng có cơ hội thay đổi khẩu vị.
. Xin cám ơn bà.

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Khổ qua kho chay - Đầu bếp Diệu Thảo (Braised bitter melon)

KHỔ QUA KHO CHAY

Chương trình: Món Ngon Mỗi Ngày
Hướng dẫn: Đầu bếp Diệu Thảo

NGUYÊN LIỆU

  • Khổ qua to: 2 trái
  • Đậu hủ trắng: 1 miếng
  • Nấm mèo: 3 tai
  • Bún tàu: 2 lọn
  • Nước dừa tươi: 1 chén
  • Hành boa-rô phi: 2M
  • Muối, đường, bột năng
  • Dầu ăn, ớt hiểm
  • Nước tương LISA
  • Bột ngọt Bột ngọt AJI-NO-MOTO®
  • 1. SƠ CHẾ:

    – Khổ qua rửa sạch, cắt khúc1.5cm, bỏ ruột. Ớt hiểm đập dập. Nấm mèo ngâm nở, thái sợi, băm nhỏ, bún tàu ngâm mềm, cắt khúc 2cm.
    – Đậu h chần qua nước sôi, cho vào vải mùng vắt ráo nước, tán nhuyễn, trộn chung với nấm mèo, bún tàu, 1M bột năng, 2M boa-rô phi vàng, 1/2M muối, 1/2M đường, 1/2M tiêu, 1/2M bột ngọt AJI-NO-MOTO®, nhồi nhân vào khổ qua.
    – Pha hỗn hợp 2M nước tương LISA, 1M đường, 1M bột ngọt AJI-NO-MOTO®, 1/5M muối. 

    2. THỰC HIỆN:

    Chiên áp chảo khổ qua đến khi rám mặt, rồi cho hỗn hợp nước tương vào, kho 2 phút cho thấm vị, thêm nước dừa, ớt hiểm đập dập rồi kho tiếp 10 phút cho tới khi nước xâm xấp là được.

    3. CÁCH DÙNG:

    Trình bày món ăn ra dĩa, trang trí ớt hiểm, rưới thêm nước kho và boa-rô phi.
    Mách nhỏ
    – Chiên khổ qua giúp khổ qua săn mặt, không bị bở, nhân kết dính.
    – Vị cay trong món ăn làm giảm cảm giác đắng của khổ qua.


Wednesday, January 25, 2017

Lễ Hội Ăn Chay: Hội Xuân An Lạc 2017 tại Chùa Khai Nguyên, Sơn Tây, Hà Nội

Hội Xuân An Lạc 2017
(Thông tin báo chí)
Sau thành công vượt ngoài mong đợi của chương trình Tết chay An lạc 2017 vừa qua, duyên lành cho chúng ta có được cơ hội một lần nữa làm lên những điều kỳ diệu trong chương trình Hội Xuân An Lạc được tổ chức tại Chùa Khai Nguyên, Sơn Tây, Hà Nội sắp tới.
Hội xuân An lạc sẽ đến với chúng ta qua các hoạt động tiêu biểu: 
- Hội hoa xuân 
- Tết chay An lạc
- Văn hóa dân gian

Tất cả với mong muốn:
* Lan tỏa lối sống lành mạnh thông qua hoạt động ăn chay vì hòa bình.
* Gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
* Thổi bùng niềm hạnh phúc năm mới với hoạt động Nụ cười An lạc, chào mừng Mùa Xuân Di Lặc.
Thật tuyệt vời biết bao khi chúng ta có thể cùng nhau xây dựng lên những điều "kỳ diệu" đó! Khi những con tim cùng chung một nhịp đập, cùng một năng lượng tích cực thì chắc chắn sự lợi lạc được mang lại là điều tất yếu.

Đơn vị tổ chức: 
• Chùa Khai Nguyên
• Cộng đồng Doanh nhân An Lạc (Happy Entrepreneur Community, HEC)
• Hội Võ thuật Hà Nội thuộc Liên đoàn Võ thuật Việt Nam
• Yoga Cười Việt Nam (Vietnam Laughter Yoga)

Lộ trình triển khai:
1. Ngày 26 tháng 12 âm lịch: Tổ chức họp báo tại Chùa Khai Nguyên giới thiệu về chương trình
2. Ngày 30 tháng 12 âm lịch: Chốt danh sách các đơn vị đăng ký tham gia gian hàng (thời gian chốt:19h00)
3. Ngày 5 tháng giêng: Họp mặt các gian hàng để bốc thăm vị trí gian hàng, bàn giao các thông tin cần thiết cho chương trình
4. Từ ngày mồng 8 đến ngày 11: diễn ra chương trình Hội Xuân An Lạc.

Thông tin cơ bản về Hội xuân An lạc:
* Thời gian diễn ra chương trình: từ ngày mồng 8 đến ngày 11 âm lịch (ngày 4 - 7 tháng 2 dương lịch).
* Địa điểm: Chùa Khai Nguyên, Sơn Tây, Hà Nội.
* Lượng khách tham quan dự kiến: khoảng 10.000 người.
* Chương trình mở cửa tự do cho mọi khách tham quan.

Thông tin liên lạc:
- Email: doanhnhananlac@gmail.com
- Hotline: 09 03 49 56 06
- Hỗ trợ đăng ký gian hàng: 0914 605 155
Thời hạn đăng ký: đến 19h00 ngày thứ sáu 27/01/2017 (tức 30 Tết)


Người Trường Chay: Phạm Thị Thanh Tâm 9x

9x nhận nuôi bé Lào Cai 3,5kg kể mẫu chồng lý tưởng trong năm mới và cái Tết đầu làm mẹ

Theo Hà My (Khám Phá)

Cuối tháng 6/2016, những hình ảnh "da bọc xương" đầy xót xa của bé Yến Nhi 14 tháng tuổi, bị suy dinh dưỡng, chỉ nặng 3,5 kg tại bản Cát Cát, Sa Pa được một nhóm tình nguyện viên phát hiện và chia sẻ trên mạng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận xã hội và cộng đồng mạng. 

Trong hành trình tìm lại sự sống cho bé gái Lào Cai 14 tháng từng chỉ nặng 3,5kg ấy, không thể không nhắc đến dấu ấn công lao to lớn của Phạm Thị Thanh Tâm - người mẹ 9x đã dũng cảm lên tiếng nhận nuôi Yến Nhi.

Những ngày cuối năm, Thanh Tâm đang tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi bên bé Yến Nhi sau một khoảng thời gian vất vả cùng bé chạy chữa khắp nơi. Tiểu thư 9x của một gia đình làm chủ khách sạn lớn ở Sapa chia sẻ về cái Tết đầu được làm mẹ. 

Năm nay là cái Tết đầu tiên của Thanh Tâm khi trở thành “mẹ”, cảm xúc của chị thế nào?

Năm nay là năm đầu tiên được làm mẹ và đón Tết cùng Yến Nhi trong lòng tôi thật sự cảm thấy rất hồi hộp, cũng có nhiều điều phải làm hơn.

Mọi năm khi đến Tết, vì gia đình tôi kinh doanh nên thường khá là bận và ít ai để ý được đến không khí Tết. Về phần Yến Nhi, chắc những cái Tết trước con đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Vì thế năm nay, tôi sẽ tạm gác lại toàn bộ công việc để dành thời gian cho gia đình và cho con. Tôi muốn coi như đây là cái Tết đầu tiên của con và dành cho con một cái Tết ý nghĩa, đặc biệt nhất có thể.

Thanh Tâm dự định sẽ làm gì?

Vì tôi là người ăn chay nên ngày Tết cũng đơn giản về nhiều mặt hơn người khác. Chuyện ăn uống sắm sửa không có gì đặc biệt, chỉ dành thời gian cho con và gia đình nhiều hơn thôi.

Tôi đã đưa Yến Nhi đi mua quần áo mới cho bé và hiện hai mẹ con đã về lại Lào Cai. Có lẽ, đêm giao thừa tôi sẽ cho bé cùng đón giao thừa với gia đình, những ngày sau đó đưa con đi chúc Tết ông bà, người thân và cả ba ruột cũng như gia đình bên nội của Yến Nhi.

Bố của bé có liên lạc với hai mẹ con thường xuyên?

Bố bé rất ít liên hệ và cũng gần như không xuống thăm bé. Trước đây tôi đã từng về đón gia đình của Yến Nhi xuống thăm bé nhưng họ không mấy hào hứng, chỉ xuống được một tối rồi sáng hôm sau về luôn.

Nhiều người biết, việc nhận nuôi một em bé sơ sinh khi bản thân mình chưa từng lập gia đình, làm mẹ là vô cùng vất vả. Nhưng những khó khăn chị và con đã trải qua trong năm vừa rồi, chị có thể kể lại?

Lúc mới chăm con tôi quả thật có nhiều bối rối, nuôi con nhỏ lúc nào cũng vất vả. Khoảng thời gian vất vả nhất có lẽ là lúc đưa Yến Nhi xuống Hà Nam chữa bệnh. Con khi đó còn yếu, lại chỉ có 2 mẹ con chăm nhau, nhiều khi tôi cảm thấy rất mệt mỏi, sức khoẻ bản thân cũng có giảm sút vì thức đêm suốt.

Nhìn lại, tôi cũng đã trải qua khá nhiều khó khăn trong thời gian hai mẹ con chăm sóc nhau. Nhưng trong lòng tôi cho đến bây giờ, quả thật tất cả mệt mỏi khó khăn đó là rất nhỏ với những thành quả và hồi phục của con. Tôi cho rằng mình chưa từng vất vả.

Vậy còn hạnh phúc và những kỷ niệm vui trong năm 2016 bên bé thì sao?

Năm 2016 là một năm vô cùng đặc biệt với cả tôi và Yến Nhi. Hai con người có duyên phận cuối cùng đã gặp được nhau và trở thành mẹ con. Giữa tôi và Yến Nhi có rất nhiều kỷ niệm đẹp. Từ lúc gặp con cho đến hiện tại đều là những ngày hạnh phúc. Hiện nay sức khỏe thể chất của con đã ổn định, con cũng có những tín hiệu dù là chậm nhưng cũng khiến tôi thêm phần hy vọng ở những năm tiếp theo. Tôi đang mong chờ được một ngày nghe con gọi "Mẹ ơi".

Nhận nuôi một đứa trẻ có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, chuyện gia đình, tình cảm của Thanh Tâm trong năm qua?

Từ khi gặp Yến Nhi cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Từ bỏ công việc và thường xuyên đi xa nhà để đưa con chữa trị khắp nơi cũng khiến tôi đôi khi cảm thấy buồn vì phải xa nhà, xa người thân. Nhưng đó cũng lại là động lực để tôi thấy mình ngày càng trưởng thành, là cơ hội để mình trở thành một người phụ nữ hoàn thiện hơn.

Nếu để chọn lấy chồng, người chồng lý tưởng của Thanh Tâm sẽ là như thế nào?

Trong suy nghĩ của tôi, không có khái niệm lý tưởng hay chuẩn mực nhất định nào cho người chồng của mình. Tôi chỉ đơn giản là chọn được người hiểu mình, có cùng quan điểm sống và thật là tuyệt nếu người đàn ông ấy ăn chay, theo đạo Phật và có tâm hướng thiện.

Thanh Tâm có mong ước gì cho năm mới 2017 sắp đến?

Năm nào tôi cũng có một điều ước là mong cho tất cả mọi người, không phân biệt là ai, giàu nghèo, địa vị lớn nhỏ, tất cả đều được bình an, hạnh phúc, luôn biết làm những điều thiện, tránh xa những việc xấu để cuộc sống ngày càng tốt hơn, con người ngày càng biết yêu thương nhau hơn. Và năm 2017 điều ước cũng là như vậy. Tôi không có điều ước gì cho bản thân cả.

Xin cám ơn Thanh Tâm về cuộc trò chuyện thú vị.