Saturday, October 31, 2015

Nếp Sống Ăn Chay: Ngày Thuần chay Thế giới 2015


Ngày Thuần chay Thế giới 2015
Thiên Ân / Việt Nam Ăn Chay

(VNAC) - Hàng năm, Ngày Thuần chay Thế giới được vinh danh vào ngày 1 tháng 11. Cô Louise Wallis, nguyên hội trưởng Hội Thuần chay Anh quốc, khởi xướng ngày này vào năm 1994. Trước đó 50 năm, ông Donald Watson (1910 - 2005), một người Anh, đã cho ra đời danh từ "vegan" (thuần chay) bằng cách ghép 3 chữ đầu (veg) và 2 chữ cuối (an) của chữ "vegetarian". 

Theo Liên minh Quyền Thuần chay Quốc tế (International Vegan Rights Alliance), người thực hành nếp sống thuần chay trên khắp thế giới được bảo vệ dưới bản Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố năm 1948Điều khoản 1, 7, 18, 22, 25, 26, 28. 

Các điều khoản khác như Điều khoản 2 ("Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác") và Điều khoản 3 ("Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân") cũng bảo vệ quyền của người thuần chay được theo lối sống của con tim và lý trí của họ trong trật tự xã hội, không gây tác hại cho người chung quanh.

Nếp sống thuần chay được thể hiện qua lối dinh dưỡng hoàn toàn bằng thực vật, hầu giảm thiểu việc sát hại các loài động vật. Quan sát ngoài thiên nhiên cho thấy loài vật như heo, bò, gà, chó v.v. rất thông minh, có tình cảm gia đình và ngay cả đối với loài người. Những câu chuyện về lòng trung thành, sự hy sinh và ứng biến khôn ngoan của loài vật thường là đề tài làm cảm động lòng người. Một số người thuần chay vì thương yêu các bạn thú.

Chiều hướng nới rộng lòng từ bi đến các bạn thú cũng bao gồm ý thức về y phục (không dùng lông thú, da thuộc v.v.) và thí nghiệm không cần thiết (cho mỹ phẩm, thức ăn, dược phẩm). Mỗi năm có trên 100 triệu sinh vật như chuột, thỏ, chó, mèo, khỉ, chim... bị hành hạ và giết chết trong các phòng thí nghiệm chỉ riêng ở Hoa Kỳ.

Với các thức ăn như rau, củ, quả, hạt, rong biển v.v. được ghi nhận là có tính cách chồng bệnh tật, lão hóa... việc chọn lựa thực vật cũng là một điểm cộng cho nếp sống thuần chay. Đó cũng là lý do một số người thuần chay vì sức khỏe. Cũng có người thuần chay cho một môi trường xanh, bớt ô nhiễm và khí nhà kính từ chăn nuôi nông súc.

Ngoài ra còn nhiều lý do cá nhân khác cho nếp sống thuần chay, phát xuất từ ý niệm làm đẹp chính mình và xã hội. Ngày Thuần chay Thế giới là một ngày để mừng những gì tươi sáng, hòa bình, bác ái nhất mà nhân loại có thể đạt được trong hiện tại và tương lai.

http://www.vietnamanchay.com/2015/11/nep-song-chay-ngay-thuan-chay-gioi-2015.html

Friday, October 30, 2015

Cõi Thơ: Làm sao giữ lại... (Thích Tánh Tuệ)

Photo credit: Kecia O'sullivan
Translated excerpt of a poem by the Venerable Thích Tánh Tuệ:

How to hold on to the impossible?
Sea sand's slipping slowly through fingers!
How can a changing world remain forever?
Tell the forest wind to sweep clouds ne'er!

Làm sao giữ lại...

Làm sao giữ lại điều không thể...
Cát biển tuôn dần qua kẽ tay,
Làm sao miên viễn... đời dâu bể
Bảo gió trên ngàn thôi cuốn mây!

Làm sao níu áo thời gian lại
Ngắm nụ xuân thì chưa úa môi. 
Làm sao tìm thấy dòng sông cũ
Lạ lẫm chiều nay bến lỡ, bồi.

Làm sao giữ được tình ban sớm
Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu.
Ta trách sao người thay đổi vội
Chắc gì... ta chẳng đổi thay đâu!

Làm sao nắm giữ ngày nhung lụa
Hào phú... vang danh của một thời
Phút chốc một chiều bao ''cái của...''
Đồng tình đội nón chạy xa xôi.

Soi gương thấy nụ cười năm đó
Chẳng biết vì đâu... méo mó rồi!
Làm sao giữ được điều không thể...
Cầm bằng như... nước cuốn hoa trôi.

- Vốc nước lòng tay khôn giữ được
Mọi vật trên đời cũng... rứa thôi!

Thích Tánh Tuệ

Thursday, October 29, 2015

Người Trường Chay: Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Mía đường Lam Sơn

Lam Sơn Sugarcane Shareholding Company's Chairman of the Board, Mr. Lê Văn Tam, is vegetarian.

TRĂN TRỞ CỦA CHỦ TỊCH MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
Mai Thanh thực hiện

(DĐDN) – Giờ đây, đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng dường như sức nghĩ và sức làm việc của anh hùng lao động thời kỳ đổi mới LÊ VĂN TAM – Chủ tịch HĐQT (Hội Đồng Quản Trị) Cty Cổ phần mía đường Lam Sơn Thanh Hóa vẫn là niềm mơ ước của nhiều người.

Sinh ra tại Thanh Hóa, ông Lê Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Mã CK: LSS) là doanh nhân nhiều tuổi nhất giữ vị trí đứng đầu tại một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Có lẽ hiếm người giữ được sức khỏe và trí tuệ như ông Tam ở tuổi 80. Nhân viên trong Cty, gọi chủ tịch bằng cách xưng hô rất thân mật, gọi ông xưng con. Đã 15 năm nay, vị chủ tịch Mía đường Lam Sơn ăn chay trường. Công việc đã giúp ông làm chậm lại dấu ấn tuổi tác và làm giàu hẳn không còn là mục đích của cuộc đời ông. Những gì ông muốn tạo ra, đó là thay đổi những vùng quê nghèo cũng như cuộc sống của hàng trăm nghìn nông dân, giúp họ có thể gắn bó với đồng đất và không từ bỏ cây mía. Ông chia sẻ rằng, hết nhiệm kỳ này, sang năm 2016, ông sẽ đứng sang một bên, ở vị trí cố vấn đường hướng chiến lược cho Cty. Ông tin đội ngũ kế thừa đã được đào tạo từ lâu nay sẽ tiếp tục vững vàng trên con đường mà LSS đã hoạch định.

Ông không ngừng nghiên cứu các đề tài khoa học để làm cho cây mía có sức sống mãnh liệt hơn nữa, năng suất cao hơn nữa, và quan trọng là giúp đỡ được nhiều người hơn nữa. Ngày nào còn có hộ trồng mía chưa thoát nghèo, ngày đó ông chưa thể ngồi yên hưởng thú điền viên.

Ông Tam cho biết, mong muốn của Mía đường Lam Sơn là đến năm 2020 phải thực hiện dồn điền đổi thửa để có ít nhất 50% diện tích trồng mía quy mô lớn. 30 nghìn hộ trồng mía hiện nay sẽ được giảm xuống còn 20 nghìn hộ và tiến tới chỉ còn 210 nghìn hộ, mỗi hộ phải có 5 hecta để có thể cơ giới hóa sản xuất.

“Đắng cay đã trải – chua ngọt cũng từng”

– 35 năm quản lý DN (doanh nghiệp) ngành mía đường, ông có thể chia sẻ “vị đắng” của một ngành kinh tế nhiều thăng trầm?

Đúng là thời gian trôi qua thật nhanh! Có thể nói rằng, trong gần 10 năm đầu những khó khăn, thách thức luôn đan xen, bủa vây mía đường Lam Sơn. Bởi cứ giải được bài toán khó này thì bài toán hóc búa khác lại cần có đáp án. Nhà máy có công suất 1.500 tấn mía cây/ngày nhưng vùng nguyên liệu rất khiêm tốn, chỉ đủ sản xuất trong vài tuần, vụ đầu tiên chỉ có 24.000 tấn mía nguyên liệu.

Vì vậy, trong một thời gian dài, tôi đã cùng với ban lãnh đạo nhà máy đã đến từng nhà, từng vùng, từng xã để vận động, liên kết và bàn kế hoạch tổ chức sản xuất, khai hoang phục hóa trồng mía. Được cán bộ và nhân dân hưởng ứng, tôi lại lặn lội đi đến các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp để mua mía giống về phát cho nông dân trồng. Gần như ngày nào tôi cũng xuống với nông dân, kề vai sát cánh hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng mía. Một khí thế hăng say sản xuất tràn ngập trên từng cánh đồng vùng nguyên liệu.

Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn, khí thế đó không còn được duy trì. Nguyên nhân cũng vì cái đói cản trở. Bởi xét về bối cảnh lúc đó, nền kinh tế sau khi chuyển đổi gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các vùng nông thôn cái đói cứ đeo đẳng quanh năm. Thanh Hóa lúc đó cũng không nằm ngoại lệ, thiên tai, bão lũ xảy ra liên tục khiến cho mùa màng thất bát triền miên, cái đói khiến bà con không còn sức để sản xuất.

Còn thời điểm hiện nay, ngành đường đang đứng trước thách thức lớn, 12 nhà máy đã tạm đóng cửa không sản xuất. Trong dự đoán của chúng tôi, đến năm 2016, nếu không có gì thay đổi thì chỉ còn không tới 50% số nhà máy tồn tại. Giá đường thời gian tới không vượt quá 500 USD/tấn, có đạt sản lượng mía 1.000.000 tấn/năm thì doanh thu đường chỉ đạt 1.800 tỷ đồng là tối đa. Lam Sơn phải mất tới 35 năm để đạt quy mô như hiện nay.

– Nhưng không thể không có “vị ngọt”, thưa ông?

Đúng thế, ngành mía đường nói chung và Mía đường Lam Sơn đã cho tôi rất nhiều. Đặc biệt, sau 35 năm, Mía đường Lam Sơn đã gây dựng được cơ đồ với 2 nhà máy luyện đường công suất chế biến 108.000 tấn mía/năm, một nhà máy điện sử dụng nguyên liệu từ bã mía, nhà máy cồn chiết xuất từ mật gỉ, với hàng chục Cty con và Cty liên kết… Đặc biệt, Cty đã xây dựng và phát triển được một vùng nguyên liệu rộng lớn, giúp nông dân 113 xã, thuộc 11 huyện nghèo của Thanh Hóa thoát khỏi cảnh đói nghèo… 

Sau khi Nhà máy đường 2 đi vào hoạt động, tỷ lệ đường luyện của DN đã đạt mức 80%, sản phẩm chất lượng đã kéo nhiều khách hàng là những nhà sản xuất lớn như Cola Cola, Pepsi, Kinh Đô, URC đến với Lam Sơn và ký kết các hợp đồng dài hạn, mua số lượng lớn…

Vẫn còn nhiều ấp ủ

– Từ gần 10 năm nay, ông đã ấp ủ nhiều dự án, trong đó có việc theo đuổi chương trình làm nông nghiệp công nghệ cao, với những sản phẩm mới như cây ăn quả (cam không hạt, dưa vàng), hoa lan, rau sạch… Vậy đâu là động lực để ông làm điều đó ?

Trong chiến lược mà Lam Sơn đặt ra, đến năm 2020, Lam Sơn sẽ có doanh thu trên 5.000 tỉ đồng. Với triển vọng thị trường như trên, Lam Sơn sẽ đến đích bằng cách nào? Chỉ có con đường đa dạng hóa sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Bởi làm đường giỏi lắm được 150 triệu đồng/ha, nếu đầu tư vào nông nghiệp như Lam Sơn đang làm, 1 hecta được từ 500 triệu đồng, thực tế có thể làm được 1 tỉ đồng, vì vậy chúng ta phải thay đổi. Đến năm 2020, tỷ trọng doanh thu từ mía đường chỉ nên ở mức 50%.

Tuy nhiên, để có được sự đồng thuận mạnh mẽ cho chiến lược này lại không đơn giản vì mặc dù đã đầu tư cho rau, hoa, quả từ rất lâu, nhưng Lam Sơn chưa thể làm lớn, chưa có nguồn thu đáng kể. Trong khi đó, khả năng tiêu thụ và đầu ra qua kênh xuất khẩu của những mặt hàng này, nếu sản xuất ở quy mô lớn, đang vô cùng khó khăn.

– Vậy, còn chương trình “làm mới lại cây mía, hạt đường” mà Lam Sơn cũng đã đề ra trong chiến lược phát triển, thưa ông?

Nếu trồng mía manh mún, không thể cơ giới hóa, đồng nghĩa với năng suất không cao. Đã từ lâu, tôi mơ ước Mía đường Lam Sơn có thể cùng người nông dân tạo ra được những “cánh đồng mẫu lớn”. Sau hơn 30 năm lăn lộn với ngành Lam Sơn có ngân hàng giống lên tới 370 loại, nhưng cứ đưa cho nông dân trồng ra ruộng được 3 năm là mất. Bởi họ làm lẫn tạp giống lung tung. Tôi đã quyết định, phải làm giống mía cho người dân. Cty đã đầu tư trung tâm giống công nghệ cao nuôi cấy mô, để mỗi năm có thể tạo ra 3 triệu cây giống, đáp ứng nhu cầu cho hơn 103.000 hecta trồng mới mỗi năm. Thêm vào đó, Lam Sơn còn hướng dẫn cho nông dân cách tổ chức lại đồng ruộng thế nào, canh tác ra sao để tới đây có thể nâng năng suất lên 50%, chất lượng đường tăng 20%.

Mơ ước của tôi là đến năm 2020 phải thực hiện dồn điền đổi thửa để có ít nhất 50% diện tích trồng mía quy mô lớn. 30 nghìn hộ trồng mía hiện nay xuống còn 20 nghìn hộ và tiến tới chỉ còn 2.000 hộ, mỗi hộ phải có 5 hecta để có thể cơ giới hóa sản xuất. Song, tôi cũng xác định được rằng, con đường sẽ đi của Lam Sơn không hề đơn giản. Vì thực tế, để tạo ra được 72 hecta đất trồng mía tập trung, chúng tôi đã phải trải qua 62 cuộc họp. Ngoài những vùng nguyên liệu đang khai thác, Lam Sơn còn có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu lên Tây Bắc Thanh Hóa với cứ điểm mới là huyện Bá Thước (năm 2014, Cty đã đầu tư xây dựng nhà máy gạch tại đây). Đây là huyện nghèo được hỗ trợ chính sách lớn, đất đai rộng, và nhà máy gạch là sự khởi đầu, mở đường cho một kế hoạch lớn. Tôi và cộng sự hoạch định, từ năm 2010 sẽ dời nhà máy số 1 lên Bá Thước nhằm xây dựng khu công nghiệp đường với quy mô 6.000 tấn tại đây, vùng có thể đảm bảo diện tích trồng mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy trong 30 – 35 năm.

– Ông có nghĩ đây là những lĩnh vực đầu tư ngoài ngành?

Đây không phải là đầu tư ngoài ngành mà tính đến lợi ích dài hạn. Và với tất cả các DN muốn phát triển bền vững đảm bảo lợi ích cho người dân, DN và nhà nước cũng đều phải tính tới yếu tố dài hạn này.

Hơn nữa, chúng tôi vẫn đầu tư vào nông nghiệp chứ không phải đầu tư ngoài ngành. Làm đường giỏi lắm được 150 triệu đồng/hecta, nếu đầu tư vào nông nghiệp như LSS đang làm, 1 hecta được từ 500 triệu đồng thực tế có thể làm được 1 tỉ đồng, nên chúng ta phải thay đổi. Đầu tư nông nghiệp không dễ ăn nhưng chúng ta phải đi. Đến năm 2020, tỷ trọng doanh thu từ mía đường chỉ còn 50%. Công ty đường không chỉ có đường.

Văn hóa DN với tinh thần gắn bó, đồng cam đồng khổ đã tạo ra một môi trường gắn bó, thân thiết nhau như các thành viên trong gia đình tại Cty. Những gì tôi muốn tạo ra, đó là thay đổi những vùng quê nghèo cũng như cuộc sống của hàng trăm nghìn nông dân, giúp họ có thể gắn bó với đồng đất và không từ bỏ cây mía. Tuy nhiên, tuổi tác không chừa một ai. Rồi một ngày nào đó khi mọi chuyện được bố trí ổn thỏa tôi sẽ đứng sang một bên, ở vị trí cố vấn đường hướng chiến lược cho Cty. Và tôi tin đội ngũ kế thừa đã được đào tạo từ lâu nay sẽ tiếp tục vững vàng trên con đường mà Lam Sơn đã hoạch định.

– Xin cảm ơn ông và mong rằng những trăn trở của ông sẽ có lời giải!


Wednesday, October 28, 2015

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Đậu phụ xốt nấm kim châm - Trang A (Sautéed tofu with enoki mushroom)


Đậu phụ xốt nấm kim châm: Ngon và lành
Trang A

(Em đẹp) - Miếng đậu mềm ngấm xốt xì dầu thơm ngậy hòa quyện với vị nấm kim châm giòn sần sật, ăn chơi hay ăn với cơm đều hợp.

Đậu phụ và nấm kim châm đều là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, rất phù hợp cho thực đơn ăn chay vốn không dùng thịt động vật. Món ăn thanh mát, hương vị nhẹ nhàng rất phù hợp với người lớn tuổi.

Nấm kim châm nên chọn mua loại trắng ngà, khi sơ chế cần rửa kỹ và ngâm qua nước muối loãng. Đậu phụ nên là đậu làng Mơ, chỉ đậu loại này mới mềm, mịn và có vị thơm bùi.

Nguyên liệu:
  • 3 bìa đậu
  • 100g nấm kim châm
  • 50g cà-rốt
  • 1 thìa cà-phê bột ngô
  • Rau mùi (ngò)
  • Hành, tỏi, xì dầu, hạt nêm

Cách làm:
  1. Hành tỏi băm nhỏ, cà-rốt nạo sợi, nấm kim châm sơ chế sạch, đậu cắt khối quân cờ.
  2. Bắc chảo sâu lòng/nồi nhỏ lên bếp, phi thơm hành tỏi băm, cho cà-rốt vào xào qua. Thêm một bát con nước lạnh, nêm 2 thìa canh xì dầu và hạt nêm cho vừa ăn. 
  3. Hòa bột ngô với chút nước, cho vào hỗn hợp trên và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sôi đều và hơi sền sệt.
  4. Thả đậu cắt miếng vào và nêm lại cho vừa vị. Nấu thêm khoảng 1 phút, lưu ý không đảo mạnh, tránh làm nát đậu. Tắt bếp và đậy vung để om trong khoảng 5 phút. Thao tác này giúp cho miếng đậu được ngấm xốt và đậm vị.
  5. Bật bếp trở lại, thả nấm kim châm vào nấu chín. Nấm kim châm không nên nấu kỹ bởi như vậy sẽ mất độ giòn đặc trưng của nấm.
  6. Bày món ăn ra đĩa, rắc rau mùi lên trên.


Mách bạn: Với các món xốt như đậu xốt cà chua, cá xốt... khi tắt bếp bạn không nên cho ra đĩa luôn mà nên để om trên bếp chừng 5 phút. Làm như vậy món ăn sẽ ngấm xốt, hương vị đậm đà.



Tuesday, October 27, 2015

Sức Khỏe Của Bạn: Thịt đỏ và xúc-xích có thể gây ung thư

Photo credit: Mike Linksvayer
26 October 2015 – The cancer research arm of the World Health Organization (WHO) has determined that the consumption of processed meats like hotdogs, ham, sausages and meat-based sauces causes colorectal cancer, while eating red meat like beef, pork and lamb is “probably carcinogenic to humans.”
“In view of the large number of people who consume processed meat, the global impact on cancer incidence is of public health importance,” said Dr. Kurt Straif, Head of the International Agency for Research on Cancer (IARC) programme responsible for the findings.

Thịt đỏ và xúc-xích có thể gây ung thư
Theo Thanh Thanh (Trí thức trẻ/CafeF)

Nguy cơ mắc bệnh ung thư khi ăn nhiều thịt đã qua chế biến như xúc-xích và thịt xông khói ngang bằng với nguy cơ từ thuốc lá và chất amiăng.

Ăn các loại thịt đã qua chế biến như xúc-xích hay thịt xông khói có thể dẫn đến bệnh ung thư ruột. Thịt đỏ (như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn) có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Đó là kết quả nghiên cứu vừa được các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố.

Theo công bố vừa được Tổ chức nghiên cứu về ung thư quốc tế (IARC) đưa ra (26/10/2015), thịt đã qua chế biến được xếp chung vào danh sách nhóm 1 gồm các loại đồ ăn thức uống có đủ bằng chứng để kết luận là có liên quan đến bệnh ung thư. Như vậy các loại thực phẩm này được xếp ngang hàng với thuốc lá và chất amiăng.

Nếu mỗi ngày bạn ăn 50 gram thịt đã qua chế biến, nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết sẽ tăng thêm 18%.

Trong khi đó kết quả nghiên cứu cho thấy khi thịt đỏ được nấu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất làm kích hoạt tế bào ung thư.

Các nhóm hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thịt ngay lập tức phản đối kết quả nghiên cứu này, mặc dù một số nhà khoa học nói rằng họ sẽ không bổ sung những khuyến nghị về sức khỏe nhằm hạn chế người tiêu dùng tiêu thụ các loại thịt này.


Monday, October 26, 2015

Truyền Thống Ăn Chay: Chưởng môn phái Võ Đang

According to the Wu Tang tradition, one needs to be vegetarian to become a patriarch master.


Wudang martial arts are a great contribution of Wudang Taoism, which is a famous branch of Chinese Taoism. 
It is said that the father of Wudang Neijiaquan is Zhang Sanfeng, an outstanding Taoist. When practising asceticism at Wudang, he saw a fight between a pied magpie and a snake, which enlightened him a lot. Based on the postures of the two animals, he eventually created the unique Wudang boxing. It has been developed and enriched successively by the great masters over the generations, and has now grown into one of numerous schools and varieties with rich contents. 
Wudang boxing includes boxing varieties such as Taiji (shadowboxing), Xingyi (shadow boxing that imitates the movements of animals or birds of various kinds and integrates physical motions with concentration of the mind), and Bagua (eight-trigram boxing), weapon arts such as Taijiqiang (Taiji spear) and Taijijian (Taijisword), Qinggong (light skill), Yinggong (mastery skill), stunt, and various Qigong (a system of deep breathing exercises) for health. 

Võ thuật Võ Đang - Đất thánh của Đạo giáo

Võ Đang Sơn còn có tên gọi khác là núi Thái Hòa, ở Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc, ở bờ nam sông Hán dài hơn 260 km, ngọn núi này vốn là một phân chi của dãy phía đông núi Đại Ba cao 1.000 m so với mặt nước biển. Đây là khu phong cảnh rất nổi tiếng, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo.

Võ trong Đạo

Đạo giáo (còn gọi là đạo Lão, thờ Lão tử, tức Thái thượng Lão quân). Đạo Lão ở Võ Đang sơn bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy mở.

Theo truyền thuyết, Doãn Hy về ở ẩn ở Võ Đang sơn. Từ đó trở đi những người ở ẩn, người thanh cao đến tu đạo ở đây. Đạo Lão ở Võ Đang sơn thịnh vượng nhất vào đời Minh. Việc này có liên quan đến việc cướp ngôi vua của Yên vương Chu Đệ đời Minh và đề xướng tín ngưỡng Chân Võ.

Đời Minh Huệ Đế (làm vua từ 1399-1403), sau bị Chu Đệ là tướng trấn phương Bắc cướp ngôi. Do đem quân đánh thiên tử nên Chu Đệ phải mượn uy danh thần thánh là thần Chân Võ (tức Huyền Võ – là thần trấn thủ phương Bắc) để thu phục nhân tâm.

Cướp được ngôi vua xong, năm 1412 Chu Đệ (lúc này là Minh Thành Tổ) cho xây dựng cung quán ở núi Võ Đang trong 11 năm với hơn 30 vạn nhân công và vô số của cải để làm nơi thờ Thái thượng Lão quân vừa để tạ ơn mượn uy danh, vừa là nơi thờ Đạo giáo.

Từ chân núi lên các cung miếu cho lát 70km đường bằng đá xanh, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài… tạo thành một quần thể vĩ đại trên diện tích 160 vạn mét vuông. Nội gia quyền Võ Đang lừng danh đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Về người sáng lập ra Nội gia quyền Võ Đang là Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) đã từng theo học võ và Phật giáo tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự khoảng 10 năm, thì có 2 thuyết do người thời Bắc Tống (960-1127) và người đầu đời Minh (1368- 1644) đặt ra. Một thuyết nói rằng đêm ông nằm mộng thấy thần Chân Võ truyền dạy quyền pháp, một người có thể giết trăm giặc vì thế mà kỹ thuật giao đấu nổi tiếng ở đời.

Một thuyết cho rằng Trương Tam Phong quan sát hạc rắn đánh nhau, hạc từ trên cây sà xuống đánh con rắn dài nằm khoanh tròn. Rắn dài đang tĩnh chợt động, tránh né có hướng, do đó Trương nhận ra “lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương” là một đạo lý.

Võ Đang là võ thuật giao đấu, lại dung hợp các giáo nghĩa của Đạo giáo “lấy nhu thắng cương”, “xử hiền giữ mềm mỏng”… Trương Tam Phong đã sáng tạo ra Thái Cực Thần Công là loại võ công lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng mạnh. Đây là loại võ công sử dụng lực đánh của đối phương vào mình để đánh trả lại. Thái Cực Thần Công được chia làm 2 loại là Thái cực kiếm và Thái cực quyền.

Công phu tập luyện đã lĩnh hội các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cùng dùng… Quyền pháp, kiếm thuật Võ Đang về sau trở thành nội dung trọng yếu của giáo đồ Đạo giáo tu hành theo tôn giáo, thể ngộ ý nghĩa của tôn giáo, ngoài ra còn dùng để làm khỏe mạnh thân thể.

Môn võ của sự đa dạng

Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang, đời đời mật truyền công phu Nội gia Võ Đang trong Đạo giáo. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm“, song cũng lại có câu "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang". Điều này cho thấy vị thế của Võ Đang phái trong võ thuật Trung Hoa.

Cuối đời Thanh, đầu thời Dân Quốc (1911), khi lão đạo sĩ Từ Bản Thiện nhận làm Tổng đạo Kim Sơn cuối cùng của núi Võ Đang thì công phu Nội gia quyền đạt đến cực kỳ cao trào. Từ Bản Thiện Tổng đạo trưởng vốn giỏi “cửu cung bát quái chưởng”, “Thái cực kiếm”, “Võ Đang quyền”, “Huyền Vũ côn”… Đệ tử Võ Đang đa số là nam giới, không bắt buộc phải ăn chay nhưng nếu không ăn chay thì sẽ không được tiếp nhận chức Chưởng môn.

Trải qua diễn biến mấy trăm năm, công phu nội gia của Võ Đang từ bài nhập môn sơ đẳng nhất, năm bài mười ba thế quyền dần dần phong phú lên và nâng cao hình thành nhiều phân chi như Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền, Võ Đang kiếm, Võ Đang bát cực quyền, Võ Đang đồng tử công, Huyền Võ côn, Tam hợp đao, Long môn thập tam thương… Trong những phân chi này lại còn sinh ra nhiều hệ phái không giống nhau.

Như Thái cực quyền lại chia thành Thái cực quyền kiều họ Trần (Trần thị), Thái cực quyền kiểu họ Dương (Dương thức), Thần công Thái cực quyền… Bát quái chưởng cũng chia ra thành các phái Doãn, Trình, Lưu Tống… (gọi theo họ của Chưởng môn). Hình ý quyền cũng chia ra thành Hình ý quyền Sơn Tây, Hình ý quyền Hà Bắc, Hình ý quyền tổng hợp. Công phu Võ Đang với nhiều chi phái như trên đã trở thành một bộ phận cực kỳ quý báu của võ thuật Trung Hoa.

Cũng giống như võ thiếu lâm, võ thuật của Võ Đang vang danh thiên hạ nhờ Tứ đại công pháp. Rất ít người có thể hoàn thiện được hầu hết các kỹ thuật ảo diệu của bộ công pháp này, bao gồm Nhuyễn khí công, Ngạnh khí công, Khinh khí công và các tuyệt kỹ bí mật của phái Võ Đang.


Sunday, October 25, 2015

Nếp Sống Ăn Chay: Sắt không chỉ có trong thịt

Plant-based sources of iron include dark chocolate, buckwheat, quinoa, and lentil.

Sắt không chỉ có trong thịt
Hạ Yên

(TN) - Sắt tham gia vào một số chức năng quan trọng trong cơ thể, từ việc sản xuất các tế bào máu đỏ; giữ cho da, tóc và móng khỏe mạnh; đến cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động hiệu quả.

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho biết sắt có hai loại: heme và nonheme. Heme sắt có trong thịt và cá, trong khi nonheme sắt có trong rau lá xanh và các loại ngũ cốc.

Những người ăn thịt rất dễ nhận được sắt heme vì nó được hấp thụ vào cơ thể rất nhanh, nên đó là lý do tại sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người ăn chay nên tiêu thụ sắt nhiều gấp đôi so với những người ăn thịt.

Sô-cô-la đen. Nhiều bằng chứng khoa học trước đây đã chỉ ra sô-cô-la đen có tác dụng giúp tăng cường khả năng tư duy và nhận thức, cũng như giúp cơ thể điều chỉnh mức độ hormone cortisol. Và gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện một lợi ích khác của sô-cô-la đen là cung cấp chất sắt cho cơ thể. Chỉ cần chắc chắn thành phần làm sô-cô-la đen chứa ít nhất 70% ca-cao.

Bột kiều mạch. Một chén kiều mạch cho bữa ăn sáng là gợi ý tuyệt vời giúp bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh ăn kiều mạch chung với pho-mát hoặc bơ, mà nên lựa chọn quả mâm xôi hoặc bơ để ăn kèm với kiều mạch sẽ giúp thúc đẩy năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng.

Đậu xanh. Không chỉ là nguồn phong phú chất sắt, đậu xanh còn chứa hàm lượng protein, ma-giê, phốt-pho, kẽm và chất xơ khá cao.

Quinoa (diêm mạch). Kể từ khi được góp mặt vào danh sách những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hạt quinoa đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Theo About, hạt quinoa không có gluten, dồi dào protein và cũng là nguồn tuyệt vời của sắt.

Đậu lăng. Siêu thực phẩm này là nguồn phong phú chất sắt, kali, folate và chất chống ô-xy hóa. Cũng giống như quinoa, đậu lăng là lựa chọn tuyệt vời cho những người theo chế độ ăn chay.



Saturday, October 24, 2015

Lễ Phật Thăm Chùa: Chùa Thiên Lộc (Khánh Hòa)

Cuối tuần đi thăm quan chùa cổ
Văn Đông/Báo Lao động Xã hội

(LĐXH) - Chùa Thiên Lộc Thiền Tôn (hay còn gọi là chùa Thiên Lộc) toạ lạc tại thôn Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa. Đây là một ngôi chùa cổ đẹp có gần ba trăm năm tuổi, một danh thắng ấn tượng của tỉnh Khánh Hòa. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, hàng năm có cả chục ngàn khách du lịch trong và quốc tế đến tham quan, viếng chùa.

Phật tử Thích Giác Hoàng cho biết, những dịp cuối tuần, rất nhiều khách đến thăm chùa. Trong những tua du lịch hay dã ngoại của nhiều đoàn khách khi đến Khánh Hòa đều không bỏ qua việc thăm viếng ngôi chùa này. Ngay từ khi hình thành, chùa cổ Thiên Lộc đã nổi tiếng tôn nghiêm và linh thiêng. Chùa nằm ở vị trí đẹp, mặt chùa hướng phía Nam, nhìn về dãy núi Chín Khúc (còn gọi là núi Hoàng Ngưu), bên cạnh chùa là dòng sông chỉ có nước vào mùa mưa lũ, nên gọi là sông Cạn. 
                                            
Nhiều người đến chùa ấn tượng với đại hồng chung từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Trên Đại hồng chung có khắc “Thiên Lộc Thiền Tôn Tự”. Khung cảnh ở chùa cũng hết sức thanh tịnh. Sau và bên hông chùa còn có nhiều am thờ tự về những người đầu tiên khai khẩn và có công gây dựng nên ngôi chùa độc đáo này. Nhiều hòa thượng nổi tiếng từng trụ trì chùa như Hòa Thượng Thích Viên Dung, Thiền sư Thích Hải Tạng, Thiền sư Thích Hải Vinh, Thiền sư Thích Hải Ân, Thượng toạ Thích Chánh Ký, Hòa thượng Thích Như Pháp.
                               
Là một ngôi chùa nằm ở giữa một vùng quê yên bình, chùa rất linh thiêng và được Phật tử khắp nước thường về để viếng, nhất là trong những dịp lễ hội như lễ Phật đản, ngày Vu Lan… Trong những ngày lễ ấy tất cả các Phật tử và tăng ni hương khói trong chùa đều tập trung làm các món ăn chay để thết đãi tất cả mọi người. Tất cả có chung tinh thần hướng đến điều tốt đẹp, đến Phật pháp. 


Không chỉ những dịp lễ hội mà cả những ngày bình thường, các Phật tử vẫn vào chùa nấu các món chay khi có khách thập phương ghé đến thăm. Món cơm trộn chay ở chùa cũng khá ấn tượng. Chỉ cần chuẩn bị củ cải, nước mắm chay ngon, tỏi băm nhỏ, hành lá, dưa leo, gạo trắng dẻo và các loại gia vị khác. Sau đó, củ cải hoặc cà-rốt trộn đều với ít muối,  khoảng 10 phút sau rửa sạch, để ráo nước. Cho nước mắm chay, một ít tỏi, ớt bột, hạt mè vào trộn đều…rồi chiên lên. Trong những dịp lễ, các Phật tử và tăng ni dọn dẹp ở chùa cùng làm các món chay này cho khách thưởng thức.

Phật tử Thích Hiểu Thành, một trong những người thường xuyên quét dọn và hương khói trong chùa này cho biết chùa được xem là biểu tượng của văn hóa tâm linh khu vực này. Rất đông khách thường xuyên đến thăm. 



Friday, October 23, 2015

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Miến nấm chiên chay - Thi Vũ (Stir-fried bean thread and crispy shiitake mushroom)


Miến nấm chiên chay
Theo Thi Vũ (Khám phá)

Món ăn chế biến đơn giản nhưng đem lại hương vị thơm ngon và hấp dẫn.

Nguyên liệu:
  • Miến đậu xanh
  • Đậu phụ
  • Nấm hương
  • Lạc rang
  • Cần tây
  • Cà-rốt
  • Giá đỗ
  • Kiệu
  • Xì dầu vừa đủ
  • Ngũ vị hương
  • Hạt nêm nấm
  • Bột chiên giòn
  • Dầu ăn
  • Ớt băm nhỏ
  • Đường
  • Chanh

Thực hiện:

1. Lạc rang xát sạch vỏ, giã dập 1 chút.


2. Nấm hương chọn tai to, ngâm nở, dùng kéo cắt khoanh tròn theo cây nấm.


3. Ướp nấm với 1 chút hạt nêm từ nấm, ngũ vị hương 15 phút cho ngấm.


4. Rắc bột chiên giòn lên nấm cho bám đều.


5. Đun dầu nóng già, thả nấm vào chiên vàng, vớt ra giấy thấm dầu.


6. Đun nước sôi cho miến vào chần sơ, đổ ra rá xóc cho ráo nước, trộn đều miến với 1 chút dầu ăn để miến không bị dính vào nhau.


7. Đậu phụ cắt lát mỏng, chiên vàng giòn, thái con chì. Cần tây cắt khúc, cà-rốt thái sợi. Chần sơ cần tây, cà-rốt, giá đỗ với nước đun sôi cùng 1 chút muối, vớt rau ngâm ngay vào nước lạnh để rau có màu đẹp và giòn.



8. Kiệu chua, ớt băm nhỏ, nước tương, đường, chanh, nước pha thành hỗn hợp chua ngọt. Trộn đều các nguyên liệu trên với nhau cùng hỗn hợp nước tương chua ngọt.

9. Khi ăn, trộn bát miến cùng hỗn hợp gia vị, rắc lạc rang lên nữa là có món miến chay ngon tuyệt!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!



Wednesday, October 21, 2015

Giới Trẻ Ăn Chay: Nam thanh, nữ tú hào hứng với trải nghiệm lên núi học... tu, thiền

Nam thanh, nữ tú hào hứng với trải nghiệm lên núi học... tu, thiền
Theo Thu Hằng / Trí Thức Trẻ

Đó là những hình ảnh thật sự khác biệt của những nam thanh, nữ tú với một hình ảnh không giống những diện mạo thông thường khi lên núi học tu, thiền...

Trong một sự kiện đặc biệt diễn ra gần đây hơn 2.000 các bạn trẻ xinh đẹp, năng động đã cùng trải nghiệm một khóa học tu, thiền từ Hội trại thanh niên Phật tử Việt Nam. 

Trải nghiệm này hầu như đều mang lại sự thích thú và những bài học bổ ích cho các bạn trẻ với những bài học sâu sắc từ đạo Phật và những mục tiêu sống tích cực, hướng thiện. Các bạn trẻ được trải qua những hoạt động như ngồi thiền, tập khí công, leo núi, ăn chay, nghe giảng về đạo Phật... như một khóa học tu thực thụ với môi trường giáo dục chuẩn mực.

Không ít nam thanh, nữ tú đã hào hứng đăng ký khóa trại sinh thanh niên Phật tử lần này với mong muốn được rèn luyện và học hỏi tu dưỡng bản thân.


Trải nghiệm leo núi khiến nhiều bạn trẻ phấn khích, hào hứng.


Hội trại được tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 


Các bạn trẻ được nghe các sư thầy giảng về đạo Phật, những bài học hướng tới làm việc thiện và các ứng xử, hành động cần thiết của tuổi trẻ, thanh niên với vấn đề mưu sinh lập nghiệp, thanh niên với tình yêu - hôn nhân- gia đình...

Một số hình ảnh khác biệt cho thấy những nam thanh, nữ tú năng động ngoài đời đã thay đổi diện mạo hoàn toàn để vượt qua thử thách và có những trải nghiệm đặc biệt khi tham gia khóa học tu, thiền...

Bạn Nguyễn Thị Hồng Hảo, pháp danh Huệ Trung Khánh, sinh viên năm cuối ĐH Luật HN cho biết về cảm xúc khi tham gia hội trại: "Mình cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi tham gia hội trại. Bởi lẽ, trước ngưỡng cửa cuộc đời đầy ngã rẽ với biết bao cám dỗ, sự khắc nghiệt của hơn thua, đua tranh, ích kỷ,... thì qua hội trại, em đã học được cách sống có lý tưởng, có mục đích hướng thiện hơn".


Nguyễn Đức Hiệp, sinh viên năm cuối  ĐH Mỏ Địa Chất, hào hứng với những trải nghiệm đặc biệt cùng các bạn bè của mình.


Vũ Tiến Việt Huy, sinh năm 1984, nghề nghiệp kinh doanh bất động sản hào hứng với thử thách vượt địa hình. Huy cho biết: "Từ những bài học cụ thể mình có thể vận dụng vào cuộc sống như: cần phải rèn luyện sực khỏe tốt để có thể cống hiến được nhiều hơn, phải đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Bên cạnh đó, mình cũng học được đức tính khiêm hạ, nhu thuận và yêu thương đối với mọi người".



Hội trại với khóa học tu khiến các bạn trẻ được trải nghiệm những cảm xúc mới mẻ và những bài học ý nghĩa.


Tuesday, October 20, 2015

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bì cuốn chay - Hồng Nhung (Vegan rolls with julienned tofu and roots)


7 bước đơn giản làm món bì cuốn chay khoái khẩu cho gia đình
Hồng Nhung

Chỉ với những bước đơn giản sau, bạn hoàn toàn có thể có 1 món bì cuốn chay thanh tịnh và khoái khẩu cho cả gia đình.

Nguyên liệu:
  • 5 miếng đậu hủ chiên
  • 500g củ sắn (khoai mì)
  • 500g khoai tây hoặc khoai môn
  • 500 g bún tàu
  • Xà-lách, rau sống
  • ½ bát thính
  • 2 gói bánh tráng sống
  • 1 củ tỏi
  • Gia vị: đường, ớt, nước tương, chanh, nước mắm chay ngon

Thực hiện:

1. Đậu hủ (đậu phụ) chiên vàng đều hai mặt. Sau đó xắt sợi nhỏ tầm 0,5 cm.

2. Sắn rửa sạch gọt vỏ xong lại rửa lại thêm một lần nữa, xắt sợi như đậu hủ (đậu phụ) chiên rồi xào lên cho chín vàng thì dừng lại.

3. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi nhỏ, để ráo nước, đem chiên vàng.

4. Bún ngâm qua nước lạnh 10 - 15 phút, để sợi bún tơi, mát. Bún ráo nước thì đem chiên phồng.

5. Băm tỏi nhỏ cho vào dầu nóng phi thơm, lấy hỗn hợp dầu tỏi phi.

6. Trộn các loại vừa thái sợi ở trên, thính và dầu tỏi phi, nêm muối đường cho vừa khẩu vị gia đình mình.

7. Bạn cho hỗn hợp rau trên vào bánh nem (bánh tráng) cuốn y hệt như gói nem (chả giò), cuốn miếng nhỏ vừa ăn. Mẹo vặt nấu ăn: nếu bánh nem bị cứng, bạn không nên nhúng nước, bạn có thể cắt 1 lát cà chua chín rồi chà lên bánh nem, bánh nem sẽ mềm thơm.

8. Cho đường, chanh, ớt, tương, nước mắm chay ngon vào bát đánh tan làm nước chấm, đây phần quan trọng làm vị ngon cho món ăn, bạn cân lưu ý sao cho hợp với khẩu vị gia đình mình.


Chúc các bạn thực hiện món bì cuốn chay thành công.



Cõi Thơ: Phố đã rất tình (Huỳnh Tuấn Anh)

We love for flowers to blossom
For leaves to green, verdant
The street was wafting with sweet romance
when you took my hand.

Hãy dắt em xuống phố đi anh
Váy đã tím, đã hồng trên những ngã tư quá đông người
Thế nào là hạnh phúc
Làm sao em biết được?
Thế nào là có phước
Làm sao em hay?
Chỉ biết em cần là được anh nắm tay
đi dọc ngang trên phố chiều tàn
Phố không có nhiều bông hoa loa kèn
Gào vào tai anh
Rằng em kỳ lạ
Phố không có những cụm hoa hồng diễm mị
Để em là viển vông
Nhiều con người quá ở không
Thêu thùa điều tiếng 
Nhưng hoa loa kèn ngậm miệng
Tắt lời thảo mai
Em chẳng mang giày cao
Để so bì hơn thiệt
Chỉ có đôi bàn chân ta tự biết
Không lệch nhịp bao giờ
Váy đã tím vào chiều như một vệt thơ
Ta ký vào ầm ào phố một giai điệu lạ
Yêu để hoa ra hoa
Lá xanh màu lá
Phố đã rất tình khi anh dắt tay em.

         ~ Huỳnh Tuấn Anh

Sunday, October 18, 2015

Nếp Sống Ăn Chay: Những quan niệm sai lầm về ăn chay


Những quan niệm sai lầm về ăn chay
Thùy Linh (Theo Times of India)

(GDVN) - Có không ít hiểu lầm xung quanh chế độ ăn chay, kể cả đối với những người đang thực hiện. Dưới đây là 5 quan niệm sai và sự thật về ăn chay.

1. Người ăn chay bị thiếu đạm?

Trước đây các nhà dinh dưỡng học cho rằng ăn chay khiến cơ thể thiếu đạm. Ngày nay người ta biết rằng ăn chay vẫn hấp thụ đủ đạm nhờ lượng hoa quả, rau, hạt đa dạng và không rơi vào tình trạng thừa đạm như nhiều người ăn thịt.

2. Người ăn chay bị thiếu canxi?

Người ăn chay trường không sử dụng các thực phẩm từ sữa bị cho là thiếu canxi. Thế nhưng rau lá xanh cũng là nguồn canxi rất quan trọng. Trên thực tế người ăn chay ít bị loãng xương vì loại canxi họ hấp thụ rất dễ tiêu hóa.

3. Chế độ ăn chay không cân bằng và có thể gây hại cho sức khỏe?

Thực ra trong chế độ ăn chay, tỷ lệ 3 chất dinh dưỡng nền tảng là tinh bột, protein và chất béo đều cân bằng. Hơn nữa, rau củ quả tốt cho sức khỏe hơn là các loại thịt. Nếu so sánh, người ăn thịt dễ ăn uống mất cân bằng hơn vì có xu hướng ăn quá ít rau.

4. Ăn chay chỉ dành cho người lớn, trẻ em cần thịt để phát triển?

Quan niệm này xuất phát từ nhận định protein thực vật không tốt như protein động vật. Sự thật là mọi loại đạm đều như nhau, cùng được tạo thành từ các axit amin. Trẻ em cần 10 loại axit amin để phát triển và chúng được tìm thấy cả trong rau lẫn thịt.

5. Con người sinh ra là động vật ăn thịt?

Dù chúng ta có thể tiêu hóa được thịt, nhưng cấu tạo cơ thể người thiên về chế độ ăn rau củ quả hơn. Nhưng nếu con người được "lập trình" để ăn thịt thì sẽ không bao giờ bị bệnh tim, ung thư, gút, tiểu đường hay loãng xương.



Thursday, October 15, 2015

Nếp Sống Ăn Chay: Chế độ ăn kiêng "The Engine 2 Diet"


Chế độ ăn kiêng "The Engine 2 Diet"
Hiền Smile (Tổng hợp)
(Emdep.vn) - The Engine 2 Diet là chế độ ăn kiêng nổi tiếng được rất nhều người trên thế giới áp dụng. Cùng Emdep.vn khám phá chế độ ăn kiêng này nhé!

Chế độ ăn kiêng The Engine 2 Diet

Chế độ ăn uống Engine 2 Diet là gì? Kế hoạch đó có lợi ích về sức khỏe cũng như giảm cân ra sao? Hãy cùng Emdep.vn tìm hiểu chế độ ăn uống này để có được vóc dáng cân đối, cơ thể khỏe mạnh.

Rip Esselstyn là một cựu lính cứu hỏa, một cựu vận động viên và là tác giả của chế độ ăn kiêng The Engine 2 Diet. Cha của ông là Caldwell Esselstyn, một bác sĩ phẫu thuật, trưởng nhóm nghiên cứu về phòng ngừa các căn bệnh liên quan đến tim mạch thông qua chế độ ăn chay. Rip Esselstyn đã được cha mình truyền cảm hứng để ông chữa bệnh và đã đạt được kết quả tốt cho sức khỏe mình. Sau đó, ông đã viết cuốn sách có nhan đề The Engine 2 Diet về chế độ ăn uống mà ông đã tham gia có hiệu quả. Sau đó không lâu, The Engine 2 Diet trở thành cuốn sách bán chạy nhất đất nước phục vụ cho rất nhiều người thực hiện chế độ ăn kiêng trên cũng như các phòng khám, bệnh viện chăm sóc sức khỏe khác.

Mục tiêu:

Mục đích của chế độ ăn này là để cung cấp cho sức khỏe tốt nhất và phòng ngừa các bệnh mãn tính, trong khi đó còn giúp bạn quản lý trọng lượng cơ thể. Các chế độ ăn uống tập trung vào việc giảm mức cholesterol xấu, trong khi cải thiện lượng cholesterol tốt trong máu. Rip Esselstyn nhấn mạnh rằng mục tiêu của ông không phải là biến người Mỹ thành những người có chế độ ăn chay, nhưng đơn giản chỉ là giới thiệu kế hoạch ăn kiêng chủ yếu là thực vật trong chế độ ăn uống của họ để giúp họ cải thiện các vấn đề về sức khỏe.

Rip Esselstyn tuyên bố rằng The Engine 2 Diet có thể giúp đảo ngược các bệnh như tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Bên cạnh việc ngăn ngừa các bệnh như trên, chế độ ăn uống The Engine 2 Diet cũng có thể giúp bạn giảm cân, giúp tâm trạng ổn định, các bắp thịt săn chắc và tràn đầy năng lượng.

Về lý thuyết:

Việc tiêu thụ nhiều các sản phẩm động vật sẽ làm nghẽn động mạch với các chất béo bão hòa và thúc đẩy mảng bám cholesterol trong máu. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim mạch. 

Một chế độ ăn dựa trên khẩu phần ăn chính là thực vật giúp cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh, chất béo và protein để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh tuyệt vời. 

The Engine 2 Diet là “chế độ ăn chay với các loại thực vật”. Chế độ ăn này còn có thể cắt giảm việc tiêu thụ các loại dầu thực vật mà bạn sử dụng. Dầu thực vật của các chất dinh dưỡng chứa rất nhiều calo và chất béo bão hòa, do đó, cần phải tránh trong khi thực hiện chế độ ăn uống The Engine 2 Diet.

Làm việc với The Engine 2 Diet:

Chế độ ăn uống The Engine 2 Diet bao gồm 2 chương trình kéo dài 28 ngày có tên gọi: “Lính cứu hỏa” và “Học viên cứu hỏa". 

Chương trình “Lính cứu hỏa” ngay lập tức bắt đầu chế độ ăn uống bằng cách bỏ tất cả các sản phẩm động vật, dầu thực vật, thực phẩm chế biến sẵn; ăn trái cây, rau quả và các loại đậu cho cả 4 tuần thực hiện kế hoạch. 

Còn chương trình “Học viên cứu hỏa” là chương trình tiếp cận dần dần vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. Bạn cần phải loại bỏ các loại thực phẩm không tốt dần dần, trong khi bổ sung thêm các loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng trong chế độ ăn uống của mình. Esselstyn mô tả quá trình chuyển đổi này từ việc lãng phí các loại thực phẩm, sau đó đi đến các khẩu phần ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể trong 28 ngày.

Thời gian thực hiện chế độ ăn kiêng The Engine 2 Diet:

+ Tuần 1: Loại bỏ sữa và các thực phẩm chế biến, một lượng lớn các chất béo bão hòa.
+ Tuần 2: Hãy loại bỏ tất cả các sản phẩm động vật, bao gồm trứng.
+ Tuần 3: Hãy từ bỏ dầu và chất béo.
+ Tuần 4: Tập trung vào việc duy trì và phát hiện các thực phẩm tự nhiên lành mạnh.

Với chế độ ăn kiêng The Engine 2 Diet, những người ăn kiêng được khuyến khích để khám phá các bữa ăn khác nhau và tìm ra khẩu phần ăn tốt nhất cho họ. Esselstyn hứa hẹn rằng bạn có thể ăn nhiều như bạn muốn, miễn là ngừng tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến, dầu ăn tránh dính vào chế độ ăn chay này.

The Engine 2 Diet khuyến cáo, những người ăn kiêng cần tuân theo một chế độ ăn chủ yếu là thực vật dựa trên các loại rau, trái cây, đậu hũ, các loại đậu và các sản phẩm từ đậu nành. Những người ăn kiêng phải kiêng ăn tất cả các loại thực phẩm chế biến từ động vật.

Thực phẩm trong The Engine 2 Diet:

Nên:

+ Các loại rau, trái cây và các loại ngũ cốc
+ Các sản phẩm thay thế sữa gồm: sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành và sữa cây gai dầu
+ Sốt salsa, salad
+ Gạo lứt nấu chín
+ Hạt bơ, bột hạt lanh
+ Các loại hạt sấy khô và các loại thảo mộc tươi
+ Ngũ cốc nguyên hạt, mì ống và bánh mì
+ Trái cây sấy khô không thêm đường
+ Súp ít chất béo, một lượng muối ít
+ Đậu không thêm chất béo hoặc muối
+ Nước sốt mì ống không cần thêm bất kỳ loại dầu nào
+ Trái cây hoặc sinh tố trái cây không thêm đường

Cần tránh các thực phẩm:

+ Thịt
+ Sữa
+ Pho-mát
+ Dầu (đặc biệt là dầu động vật)
+ Đường tinh chế như xi-rô ngô, nước sốt, nước ngọt, kẹo và bánh
+ Hạt đã chế biến, bột mì trắng, bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống trắng
+ Các loại thực phẩm đóng hộp và đóng gói chứa nhiều hơn 2,3 gram chất béo trong tổng số 100 calo
+ Rượu: rượu không được khuyến khích trong chế độ ăn uống này, ít nhất là trong thời gian 28 ngày. Hạn chế một ly rượu vang mỗi ngày, nếu cần thiết.

Bổ sung:

+ Chế độ ăn uống The Engine 2 Diet khuyên các thành viên của mình nên thêm các loại Vitamin D và B12 bổ sung cho chế độ ăn uống kiêng khem trong vòng 28 ngày đó. Họ có thể có được các chất dinh dưỡng thông qua việc bổ sung thêm sữa đậu nành, nấm men và các loại ngũ cốc. Bạn nên sử dụng dầu "cá" [nguồn thực vật] để có thêm axit béo omega-3 DHA và EPA.
+Tập thể dục: Các chế độ ăn uống để giảm cân nào cũng khuyến khích mạnh việc hoạt động thể chất. Đó được xem là một phần quan trọng để giảm cân và có một sức khỏe tốt. Rip Esselstyn đề nghị một chương trình tập thể dục thường xuyên và đều đặn. Bạn nên dành từ 20 - 40 phút để luyện tập như thực hiện các động tác aerobic, đi bộ, bơi lội và tennis 3 ngày một tuần.

Lợi ích của The Engine 2 Diet:

1. Giảm cân:

Cũng giống như các chế độ ăn kiêng với khẩu phần ăn chủ yếu là thực vật khác, bạn có thể sẽ mất nhiều trọng lượng trong khi thực hiện theo kế hoạch The Engine 2 Diet. Chế độ ăn này ít chất béo và nhiều chất xơ, do đó giúp bạn no lâu hơn. Bạn cũng không được ăn dầu thực vật mà sẽ tiếp tục hạn chế lượng calo tiêu thụ. Phụ nữ có thể mất trung bình khoảng hơn 6kg, trong khi đàn ông mất trung bình khoảng hơn 12kg khi thực hiện chế độ ăn uống 28 ngày này.

2. Lợi ích cho tim mạch:

The Engine 2 Diet với các loại thực phẩm nguồn gốc từ thực vật không chứa các chất béo bão hòa (được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm thức ăn từ chăn nuôi). Điều này sẽ giữ cho huyết áp cơ thể trong tầm kiểm soát, giữ cho tim mạch ổn định. The Engine 2 Diet giúp bạn đạt hiệu quả cao về cholesterol. Sự sụt giảm trung bình của cholesterol là 20 - 40% tổng số cholesterol trong cơ thể.

3. Bệnh tiểu đường:

Một chế độ ăn chủ yếu là thực vật có thể điều khiển và thậm chí giúp bạn giảm thiểu tối đa bệnh tiểu đường. The Engine 2 Diet ngăn chặn việc tăng đột biến insulin, do đó giữ được lượng đường trong máu ổn định.

4. Tiêu hóa:

Chế độ ăn kiêng The Engine 2 Diet cải thiện sức khỏe của tiêu hóa nhanh chóng. Giúp giảm thiểu và loại bỏ trào ngược axit trong dạ dày, cải thiện việc viêm loát dạ dày ở người lớn.

5. Nhức đầu:

Thịt và các sản phẩm từ sữa thường gây đau đầu ở những người bị chứng đau nửa đầu. Nếu thực hiện tốt chế độ ăn kiêng này, không những chứng nhức đầu được cải thiện mà còn giảm thiểu tình trạng cao huyết áp ở nhiều người.

Nhược điểm của The Engine 2 Diet:

Người theo chế độ ăn uống The Engine 2 Diet thường không nhận được đủ vitamin D, vitamin B12 và kẽm. Họ phải chịu axit béo omega-3 như EPA và DHA ở mức thấp. Tuy nhiên, Esselstyn nói rằng cơ thể có thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, ngoại trừ vitamin B12.

Loại bỏ các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nồng độ canxi, dẫn đến xương yếu và giòn.


Thực đơn chủ yếu của The Engine 2 Diet:

+ Bữa sáng :

07h: 00 - uống 1 tách trà xanh không đường
08h: 00 - Một bát bột yến mạch, một phần trái cây tự chọn

+ Bữa trưa :

13h: 00 - salad rau với bánh ngô, 1 ly nước cam
16h: 00 - bánh mì kẹp, đậu đen, khoai tây chiên, khoai lang nướng

+ Bữa tối :

09h: 00 - súp đậu nguyên hạt, 2 lát bánh mì, sô-cô-la, đậu hũ

Chế độ ăn kiêng The Engine 2 Diet có vẻ thực tế và chỉ có chế độ ăn uống thực tế có thể mang lại sự thay đổi lối sống và con người bạn. Hãy thử thay đổi chế độ ăn của mình để có một vóc dáng thanh mảnh, thon gọn và cơ thể khỏe mạnh hơn nhờ chế độ ăn kiêng The Engine 2 Diet.

Chúc các bạn giảm cân thành công !