Wednesday, February 25, 2015

Nếp Sống Ăn Chay: Dinh dưỡng trong bữa ăn chay


An article by Oriental medicine practitioner Bàng Cẩm indicates that a nutritionally balanced plant-based diet can be beneficial for one's health.

Dinh dưỡng trong bữa ăn chay
Lương y Bàng Cẩm

(TNO) - Chế độ ăn chay nếu đảm bảo đủ protein và các chất dinh dưỡng sẽ có lợi cho sức khỏe. Thức ăn chay có nguồn gốc thực vật đều là loại giàu chất xơ, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh đường ruột.

Ăn chay càng ngày càng phổ biến, đặc biệt, ăn chay trong những ngày lễ tết cũng là hình thức ẩm thực mà nhiều người thích chọn cho nhẹ bớt bụng.

Mỗi nơi cách ăn mỗi khác

Tập tục ăn chay ở các nước có sự khác nhau. Ở một số nước người ta phân biệt 4 loại ăn chay khác nhau tùy theo kiêng một hoặc nhiều loại thức ăn có nguồn gốc động vật: thịt động vật bốn chân (heo, bò, dê...), thịt chim và gia cầm (chim, gà, vịt...), cá, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa (bơ, pho mát...). Tùy nơi mà việc ăn chay người ta kiêng các nhóm thức ăn nào. Người ăn chay hoàn toàn thì kiêng mọi loại thịt, cá, trứng, sữa, sản phẩm từ sữa, chỉ ăn các thức ăn từ nguồn gốc thực vật.

Có người ăn chay trường, có người ăn chay theo định kỳ một vài ngày trong tháng, hoặc mỗi tuần. Chế độ ăn chay của người Việt thường không có thực phẩm nguồn gốc động vật kể cả trứng và sữa.

Chú ý cân bằng dinh dưỡng

Khi ăn chay đừng quên bổ sung và cân bằng chất dinh dưỡng, chẳng hạn như:

Chất đạm: Chế độ ăn chay có thể không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nếu như các thực phẩm từ thực vật cung cấp đủ lượng và các loại protein khác nhau. Tuy thức ăn từ nguồn gốc thực vật có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, vì nó chứa nhiều tinh bột, đường (bột mì, gạo...) và mỡ (đậu phộng, mè, dừa...) nhưng lại chứa ít protein hơn các thức ăn có nguồn gốc động vật. Các loại protein từ nguồn gốc động vật lại thường chứa đủ các loại a xít amin cần thiết cho hoạt động và phát triển của cơ thể người; trong khi protein từ nguồn gốc thực vật thường thiếu một số trong các a xít amin đó. Do vậy, người ăn chay trường trước tiên cần đảm bảo lượng protein trong chế độ ăn, phải ăn các thực vật chứa nhiều đạm như các loại đậu. Đồng thời cũng cần ăn phối hợp các loại thực vật khác nhau để có đủ loại a xít amin cần thiết cho cơ thể (phối hợp mì, gạo, các loại đậu khác nhau, đậu phộng, mè...).

Vitamin: Chế độ ăn chay có thể cung cấp đủ vitamin cho cơ thể, vì thực vật chứa hầu hết các loại vitamin như vitamin A, C, E và vitamin nhóm B. Đối với người ăn chay hoàn toàn, hấp thụ sinh tố B12 là khó hơn, vì sinh tố B12 chủ yếu đến từ các thức ăn động vật. Đối với người ăn chay với trứng và chế phẩm từ sữa, bữa ăn có thể cung cấp đủ sinh tố B12 thỏa mãn nhu cầu hằng ngày. Do vậy, người ăn chay hoàn toàn nên dùng các thức ăn giàu sinh tố B12 - chẳng hạn như bột bắp, bánh mì và sản phẩm từ các loại đậu.

Chất khoáng: Người ăn chay với trứng và chế phẩm từ sữa, chất can xi có thể hấp thu từ loại sữa ít béo. Với người ăn chay hoàn toàn, có thể hấp thu can xi từ bông cải xanh, nước bưởi, ngũ cốc và sữa đậu nành... Còn chất khoáng ma giê thì có trong tất cả các sản phẩm lúa mạch, đậu hũ, hạt giống, quả có hạt.

Tóm lại, chế độ ăn chay nếu đảm bảo đủ protein và các chất dinh dưỡng sẽ có lợi cho sức khỏe. Thức ăn có nguồn gốc thực vật đều là loại giàu chất xơ (rau, đậu, gạo...), nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh của ruột như ung thư, viêm ruột thừa.




Monday, February 16, 2015

Thuần Thực Vật: Đậu rồng tốt cho xương

Photo: flickr.com
About winged beans: "Fresh, young beans are one of the finest sources of folates. 100 g beans provide 66 µg or 16.5% of daily requirement of folates. Folate, along with vitamin B-12, is one of the essential components of DNA synthesis and cell division." - Source: Winged bean nutrition facts

Đậu rồng tốt cho xương
Đình Huệ (Theo nutrition-and-you.com)

(PNO) – Đậu rồng được đánh giá là thực phẩm cực kỳ tốt cho xương vì dồi dào canxi. Giàu đạm nhưng ít calo, đậu rồng cũng là thực phẩm phù hợp cho người ăn kiêng và ăn chay.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, đậu rồng là nguồn cung cấp tuyệt vời chất folate (vitamin B12). Trong 100g đậu rồng có khoảng 66µg folate, tương đương 16,5% nhu cầu folate mỗi ngày. Vitamin B12 được biết đến như là thành phần thiết yếu trong việc tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Hấp thụ đủ folate thông qua chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bà mẹ mang thai có thể ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, đậu rồng cũng được đánh giá là thực phẩm cực kỳ tốt cho xương vì dồi dào canxi. Bạn nên bổ sung các món đậu rồng luộc, xào hoặc nấu canh vào chế độ ăn uống mỗi ngày để ngừa bệnh loãng xương, đồng thời giúp cho xương chắc khỏe.

Nếu đang có kế hoạch ăn kiêng thì đậu rồng là thực phẩm lý tưởng dành cho bạn. Bởi lẽ lượng calo mà đậu rồng cung cấp rất ít (chỉ có 49 calo/100g đậu rồng), trong khi protein lại rất cao (11,6 g protein/100 g đậu rồng), cao hơn 1,36 g/100g hàm lượng protein trong khoai tây.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu rồng là nguồn protein tốt để thay thế cho động vật, rất có ích cho người ăn chay và bị suy dinh dưỡng.

Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong đậu rồng cũng không thua kém so với các thực phẩm giàu vitamin C khác. 100g đậu rồng cung cấp khoảng 18,3 mg vitamin C (tương đương 31% nhu cầu vitamin C mỗi ngày). Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, duy trì tính đàn hồi cho làn da, kích thích vòng tuần hoàn máu và ngừa bệnh ung thư.

Ngoài ra, đậu rồng cũng chứa nhiều khoáng chất quan trọng khác như sắt, đồng, mangan, phospho, magiê và các loại vitamin nhóm B… giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…

• Lưu ý
Nên mua đậu rồng lúc mới hái và còn tươi, không có đốm nâu trên trái, không bảo quản lâu trong tủ lạnh vì đậu sẽ bị biến màu và giảm chất lượng.

Trước khi ăn cần rửa dưới vòi nước cho thật sạch, cắt bỏ cuống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Muốn bảo quản đậu rồng thì nên cho vào bao nilon gói kín, để trong tủ lạnh nhưng tối đa cũng chỉ nên giữ trong 2 ngày.


Wednesday, February 11, 2015

Sức Khỏe Của Bạn: Viêm khớp

Image courtesy of scottchan at FreeDigitalPhotos.net

Viêm khớp: Đáng lo hay đáng sợ?
Tú Uyên (Theo Woman and Home & Healthline)

(DNSG) - Bệnh viêm khớp hay còn gọi là viêm khớp xương thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở lên do phần sụn của khớp xương ngày càng mòn mà đôi khi không có triệu chứng.

Cần phân biệt hai dạng viêm khớp, phổ biến là "viêm khớp sơ đẳng" làm ảnh hưởng đến khớp xương ở tay, đầu gối, hông, thường gặp ở những phụ nữ quá mập hoặc do yếu tố di truyền. Dạng thứ hai là "viêm khớp thứ cấp", chịu ảnh hưởng từ hậu quả của những chấn thương hoặc do bị giải phẫu phần xương hông, nhiều trẻ lúc sinh ra bị trật khớp hông.

Nghiên cứu cho biết, trong 1/3 số người bị viêm khớp xương tay và 2/3 số bị viêm phần đầu gối đều có tiền sử gia đình. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh cũng thường bị viêm khớp tay và đầu gối, trường hợp này vẫn chưa xác định được nguyên do, mặc dù luôn có những kiểm chứng về thành phần hormone.

Tiến triển của bệnh

Giai đoạn 1: Xuất hiện cơn đau và tê cứng ở khớp xương và sau đó sưng phồng lên.

Giai đoạn 2: Phát ra tiếng kêu răng rắc từ các khớp xương do cọ xát vào nhau mà đôi khi lại không gây khó chịu. Tuy nhiên, những tiếng lách cách từ đầu gối chưa hẳn là dấu hiệu bệnh.

Giai đoạn 3: Phần sụn mỏng dần, ngay cả lớp sụn bao bọc phần xương và bên trong các khớp cũng bị bào mòn và yếu đi, gây khó khăn khi xương cọ xát vào nhau và đồng thời ngăn chặn nguồn dưỡng chất đến từ chất đệm khớp dịch nhờn. Lúc đó, cơ thể sẽ cố gắng bù vào phần sụn hao hụt bằng phần xương bên dưới dày hơn và phần khớp dẹt ra để giúp các khớp trở nên nhẹ nhàng hơn.

Giai đoạn 4: Khi phần sụn tiếp tục bị gãy thì khoảng cách các xương trở nên hẹp lại. Cùng lúc đó, lớp màng mỏng quanh khớp xương sẽ sưng lên và tiết nhiều dịch làm các khớp sưng phồng và gây đau đớn.

Vào độ trung niên, các khớp nhỏ ở tay thường bị đau nhiều nhất, theo sau là cơn đau của đầu gối ở tuổi từ 50 - 60 và vị trí hông từ 60 - 70 tuổi. Vì thế, khi có nghi ngờ, cần chụp X-quang để xác định rõ các triệu chứng.

Phòng bệnh bằng dinh dưỡng

Theo các nhà nghiên cứu Trường Đại học Y khoa Mount Sinai (Mỹ), có thể ngừa bệnh viêm khớp thông qua chế độ dinh dưỡng. Cần giảm thức ăn chiên và thức ăn chế biến sẵn làm lạnh, thay vào đó hãy ăn nhiều trái cây, rau củ quả, trong đó ưu tiên quả óc chó, quả hạnh, hạt bí.

Cần cảnh giác với những thực phẩm nướng và sống thường có chứa thành phần AGE, độc tố gây phát triển và làm nghiêm trọng những bệnh về thoái hóa. Hơn thế, các AGE còn gây hại cho một số protein trong cơ thể và cơ thể cần phá vỡ chúng nhờ sử dụng các protein điều hòa có tác dụng kháng viêm.

AGE quá cao trong cơ thể có thể gây ra bệnh viêm khớp. Vì thế, cần nấu chín thức ăn và hạn chế đồ nướng để giảm bớt lượng AGE trong máu. Khẩu phần ăn quá nhiều đường cũng góp phần gia tăng AGE. Tốt nhất nên giảm ăn kẹo, thực phẩm chế biến sẵn, món nướng chế biến từ bột mì trắng và thức uống soda để làm dịu cơn đau.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết, một số người khi dùng nhiều chế phẩm từ sữa có thể khiến mô xung quanh các khớp bị kích ứng bởi một loại protein có trong loại thức ăn này. Một số người bị viêm khớp khi chuyển sang chế độ ăn chay thấy có kết quả rõ rệt. Do vậy, cần ưu tiên tiêu thụ nguồn protein có trong đậu hũ, đậu, bơ, quả hạnh và đậu lăng thay vì chế phẩm từ sữa và thịt.

Thuốc lá và rượu có thể gây những vấn đề về sức khỏe gồm cả việc tác động đến các khớp. Đặc biệt, những người nghiện thuốc lá có nguy cơ viêm khớp cao, còn những người nghiện rượu thì rất dễ mắc bệnh gút. Điều cần làm là bỏ thuốc lá và rượu, tăng cường ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục và ngủ đủ giấc.

Nhiều thực phẩm chứa hàm lượng muối và chất bảo quản cao nhằm giữ được lâu. Ở một số người dùng quá nhiều muối có thể làm khớp bị viêm tấy. Vì thế, cần giảm lượng muối ở mức hợp lý, đọc kỹ thành phần chất bảo quản và phụ gia sản phẩm khi chọn mua. Giảm muối đồng nghĩa với kiểm soát bệnh viêm khớp, vì thế tránh chọn thực phẩm chế biến sẵn.

Một số món ăn vặt và thực phẩm có chứa bắp hoặc các loại dầu chứa nhiều acid béo omega-3 có thể làm ngon miệng nhưng lại có nguy cơ gây viêm tấy khớp do quá trình chế biến. Một số nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân viêm khớp có khuynh hướng giảm nhẹ cơn đau nhờ tiêu thụ acid béo omega-3...

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Giữ gìn sức khỏe và thường xuyên vận động nhằm bảo vệ xương và chức năng sụn. Nên chọn những hoạt động có nhịp độ vừa phải như đi bộ, bơi, đạp xe. Tập yoga và một số vận động khác cũng làm khớp xương trở nên mềm dẻo hơn và không bị biến hóa.

Trường hợp viêm khớp do chấn thương, cần hạn chế hoạt động nặng phần khớp cũng như các cơ để tránh tổn thương nhiều hơn. Tăng cường thể lực bằng những động tác cần dồn sức nhiều trong các bài tập hằng ngày sẽ làm khỏe cơ bắp và có thể ngăn chặn viêm khớp phát triển, với điều kiện là không làm ảnh hưởng đến các phần khớp xương.

Bảo vệ khớp xương bằng cách mang giày có đế hoặc đế thấp. Chú ý tư thế khi cần nâng một vật nặng, phải giữ vững phần bụng và hạ thấp đầu gối để tránh căng xương quá sức.

Chú ý trọng lượng cơ thể bởi vì đa phần nguyên nhân gây viêm khớp đầu gối thường xảy ra ở người thừa cân.


Wednesday, February 04, 2015

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Mắm ruốc chay - Võ Quốc (Savory tofu paste)

Savory tofu paste, veganly good with steamed rice
Mắm ruốc chay
Hướng dẫn: Đầu bếp Võ Quốc
Chương trình "Vui Sống Mỗi Ngày"

(VNAC) - Mắm ruốc chay với các nguyên liệu thông dụng như đậu hủ, tương đen, chao, bơ đậu phộng, sả, boa-rô, ớt... rất dễ thực hiện qua sự hướng dẫn dễ hiểu của đầu bếp Võ Quốc.




Tuesday, February 03, 2015

Thuần Thực Vật: Đậu hũ, món ăn giàu dinh dưỡng


Đậu hũ, món ăn giàu dinh dưỡng
Bùi Mai Anh (Theo bbcgoodfood.com)

(PN) - Với nhiều amino axit, sắt, canxi và một số vi chất khác, đậu hũ là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là với những người ăn chay cần bổ sung nhiều dưỡng chất.

Đậu hũ được chế biến từ đậu nành. Sau khi đậu nành tươi được ép lấy nước, phần sữa đậu nành này được làm cho đông tụ, rồi ép vào khuôn thành đậu hũ.

Đậu hũ là nguyên liệu thông dụng cho nhiều thực đơn Âu, Á. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung đạm thực vật cho người ăn chay, bảo vệ tim mạch, tốt cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.

Giàu đạm thực vật

Nếu là người ăn chay, những món ăn chế biến từ đậu hũ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của bạn. Được làm từ đậu nành, đậu hũ là nguồn cung cấp protein có lợi cho sức khỏe với 8 loại amino axit cần thiết. Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa nhiều sắt, canxi và các khoáng chất như mangan, selenium, phospho, đồng, kẽm và vitamin B1.

Tốt cho phụ nữ mãn kinh

Đậu nành chứa nhiều estrogen thực vật, một loại hormon của nữ giới, do đó có thể bổ sung hàm lượng estrogen suy giảm trong cơ thể theo thời gian. Vì đậu nành có chứa estrogen nên nhiều phụ nữ có xu hướng chọn những thực phẩm được chiết xuất từ đậu nành trong đó có đậu hũ trong các bữa ăn khi họ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Trong giai đoạn này, quá trình sản xuất estrogen đã ngừng lại và các triệu chứng của nó có thể xuất hiện. Khi được bổ sung estrogen thực vật, các dấu hiệu như bốc hỏa ở phụ nữ sẽ giảm đi.

Ngừa bệnh tim

Protein đậu nành, có chứa trong đậu hũ, có tác dụng giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa, phòng ngừa bệnh tim mạch.

Lưu ý khi sử dụng

Đậu hũ và tất cả những sản phẩm chiết xuất từ đậu nành có chứa một lượng lớn chất oxalate. Vì thế những người có bệnh sử về thận nên tránh dùng những sản phẩm từ đậu nành. Phụ nữ đang hoặc từng xuất hiện u vú cũng nên hạn chế ăn đậu nành, chỉ nên ăn không quá 4 lần trong một tuần.