Friday, February 28, 2014

Góc Đẹp Tâm Hồn: Lời cha dặn dò

Found on the net, a father's gentle words of advice: find the opportunities to compliment people each day, enjoy the sunrise at least once a year, be true to yourself, visit your mother often, and other gems.

Lời cha dặn dò

  1. Tìm cơ hội khen tặng ba người mỗi ngày.
  2. Ngắm bình minh ít nhất mỗi lần một năm.
  3. Khi nói chuyện với ai đó, luôn nhớ nhìn vào mặt họ.
  4. Luôn nói "cảm ơn" cho những gì mình nhận được.
  5. Sống thật với chính mình.
  6. Đối xử với mọi người giống như muốn họ đối xử với mình.
  7. Có bạn mới nhưng không quên bạn cũ.
  8. Biết tôn trọng chuyện riêng tư của người khác.
  9. Thừa nhận lỗi lầm nếu mắc phải.
  10. Hãy ngẩng cao đầu, ngay cả khi chưa thực sự dũng cảm.
  11. Tiêu tiền ít hơn số tiền mình có được.
  12. Đừng bao giờ lừa dối.
  13. Đọc lại kinh sách ít nhất một lần một năm.
  14. Học cách lắng nghe tinh tế nhất, vì cơ hội luôn đến bất ngờ.
  15. Đừng bao giờ dập tắt hy vọng của người khác.
  16. Đừng bao giờ cầu nguyện để xin xỏ, hãy cầu nguyện cho được sáng suốt và dũng cảm.
  17. Đừng bao giờ hành động khi đang giận dữ.
  18. Luôn giữ dáng vẻ thanh lịch và tự tin.
  19. Đừng bao giờ trả tiền khi việc chưa hoàn thành.
  20. Đừng ngồi lê đôi mách; nhiều chuyện chưa bao giờ là hành vi của người lương thiện.
  21. Luôn cẩn thận với những người không còn gì để mất.
  22. Khi gặp một việc khó khăn, đừng bao giờ bắt đầu bằng ý nghĩ thất bại.
  23. Nếu phải từ chối, hãy nói một cách lịch sự và mau chóng.
  24. Cuộc đời không bao giờ công bằng, đừng chờ đợi vào điều đó.
  25. Lòng vị tha luôn ẩn chứa sức mạnh tinh thần.
  26. Sống cao thượng và trung thực.
  27. Đừng ngại ngùng nếu phải nói "không biết".
  28. Đừng sợ hãi nếu phải nói lời "xin lỗi".
  29. Chọn ra danh sách 25 điều ước muốn cho cuộc đời và thường xuyên đọc cho riêng mình.
  30. Nhớ thăm mẹ thường xuyên.


Nguồn: Internet


Thursday, February 27, 2014

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Kiểm chay - Nguyễn Diệu Thảo (Vegan coconut soup)

Vegan coconut soup (or kiểm chay) is a very popular dish in Vietnamese traditional plant-based cuisine. For the recipe in English, please write Info@VietnamAnChay.com

Kiểm chay
Hướng dẫn: Đầu bếp Nguyễn Diệu Thảo



Giúp Nhau Khi Cần: Ươm mầm Hạnh phúc - Cơm chay Thiên Phước 5.000đ

Friends of Việt Nam Ăn Chay were honored to humbly contribute to charity projects spearheaded by vegetarian restaurant Thiên Phước. The eatery, aided by volunteer staff, serves low-cost veg meals to low-income residents in District 11, Sài Gòn. 

Ươm mầm Hạnh phúc - Cơm chay Thiên Phước 5.000đ
Bài & ảnh: Hoa Sen Vàng & Bình Vũ / Việt Nam Ăn Chay

(VNAC) - Trong nhịp sống tất bật, thật là một điều đáng quý khi có được những giây phút lắng lòng để nhìn lại quanh ta. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, lòng thầm ghi khắc công ơn những lương y đã cứu khổ bao người, và nhìn quanh mình bỗng thấy ảnh hình của biết bao từ mẫu đang chăm sóc cho muôn vạn người con yêu trong xã hội. Thật vậy, có thể nói những người phục vụ xã hội vô vụ lợi cũng là những người hàn gắn, chữa lành, với tình thương vô điều kiện chỉ những bậc mẹ hiền mới có.

Trưa ngày 27/2/2014, thân hữu Việt Nam Ăn Chay đến thăm quán cơm chay Thiên Phước, nơi tận tình phục vụ đồng bào thu nhập thấp với những suất cơm chay giá tượng trưng 5.000đ. Một sự trùng hợp là anh Trần Phước Hòa, thuộc nhóm sáng lập ra quán, cũng từng hoạt động trong ngành y tế. Sau 5 năm ấp ủ, giờ đây anh đã dành được toàn thời gian cho công tác từ thiện theo ước nguyện của mình.

Quán chay 5.000đ được sự hậu thuẫn của các nhà hảo tâm và tình nguyện viên, trong số đó có chị Liễu Trần giúp đứng bếp và chăm sóc cửa hàng cùng vô số công việc bận rộn khác. Đặc biệt, thức ăn chay tại đây được trình bày thật gọn gàng, đẹp mắt trên những chiếc khay sạch sẽ và ngăn nắp.

Chị Liễu Trần, hoan hỷ gắn bó với công việc từ thiện

Thức ăn chay bổ dưỡng với đậu hủ, rau củ

Khay thức ăn chay ở quán, sạch và ngăn nắp

Người lao động dùng cơm chay 5.000đ tại quán Thiên Phước

Anh Trần Phước Hòa (áo đỏ) đại diện nhận quà

Tiếp chuyện với anh Phước Hòa, người gốc Bến Tre, trong một bầu không khí thoải mái, đóng góp nhỏ của thân hữu Việt Nam Ăn Chay cho quỹ Ươm mầm Hạnh phúc đã được anh đại diện đón nhận với một nụ cười hiền từ, chân chất.

Được biết quán cơm chay Thiên Phước đang vận động chương trình“Vì đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em miền cao” cho xã Ngọc Linh, thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kontum. Theo thư ngỏ của quán chay, khoảng 2.500 đồng bào, 98% là người dân tộc thiểu số, hiện sống rải rác trên các sườn núi thuộc dãi Trường Sơn hiểm trở, cuộc sống khó khăn với nghề làm rẫy, đi rừng. Quán dự định vào ngày 20/3 đến 23/3/2014 tổ chức mang lương thực và nhu yếu phẩm như gạo, muối, hạt giống, mền, dép, quần áo lên biếu đồng bào; ngoài ra còn dự kiến chuẩn bị 400 suất cơm chiều thật ngon đãi đồng bào nữa. (Để biết thêm chi tiết liên hệ, xin xem trang www.facebook.com/phuochoa29)

Anh Phước Hòa tâm sự: "Nếu được thêm duyên sẽ làm nhiều hơn để giúp nhiều hơn cho những người lao động nghèo." Khi phục vụ thức ăn chay, không sát hại sinh mạng, nhóm cơm chay Thiên Phước đã và đang gieo nhiều duyên lành, và như thế, mong rằng nhóm sẽ được thêm nhiều hỗ trợ cho quỹ Ươm mầm Hạnh phúc. Chiếc mầm hạnh phúc rồi lớn dần, và tàng cây hạnh phúc từ chiếc mầm nhỏ bé kia sẽ luôn là bóng mát dài lâu cho mọi người chung hưởng.


Cơm chay Thiên Phước 5.000đ
62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11, TpHCM
Điện thoại: 08.39605057 hoặc 0913.123.151


http://www.vietnamanchay.com/2014/02/giup-nhau-khi-can-uom-mam-hanh-phuc-com.html


Wednesday, February 26, 2014

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Măng tây hấp - Hồng Hương (Steamed asparagus)

Asparagus is rich in vitamin K, folate, vitamin A, and copper. In some places, asparagus is here again and can last until July. 

Steam until tender, then season with a dash of salt, plant-based butter, lime juice, paprika, and ground black pepper. Enjoy with your favorite grain and vegan protein - or just by itself. Serve hot or cold. 

Măng tây hấp
Hồng Hương / Việt Nam Ăn Chay

(VNAC) - Măng tây có nhiều vitamin K, A, folate, và đồng. Măng tây giúp chống viêm sưng, chống oxy hóa, chống ung thư. Đây là một loại rau thường xuất hiện vào mùa xuân. Khi chọn măng tây, bạn nhớ chọn măng xanh và mềm. Nên gói trong khăn giấy ẩm, cất tủ lạnh, và ăn trong vòng 48 tiếng.

Nguyên liệu:

  • Măng tây (nhiều ít tùy thích)
  • Muối
  • Bơ thực vật
  • Ớt bột
  • Chanh
  • Tiêu

Thực hiện:

1. Măng tây rửa sạch. Nếu phần cuống cứng, có thể cắt bỏ hoặc bào gọt vỏ bên ngoài.
2. Nấu nước sôi, hấp khoảng 5-7 phút, khi măng vừa mềm là được.
3. Tắt lửa, múc ra đĩa sâu lòng.
4. Trong lúc măng tây còn nóng, cho chút bơ thực vật trên mặt, để tan chảy.
5. Sau đó rắc chút muối, chút ớt bột (loại không cay), chút nước cốt chanh.
6. Cuối cùng rắc tiêu trên mặt trước khi dùng. Măng tây ăn nóng hoặc lạnh đều được.

http://www.vietnamanchay.com/2014/02/bep-chay-thanh-nhe-mang-tay-hap-hong.html


Tuesday, February 25, 2014

Thuần Thực Vật: Diệu kỳ công dụng từ chanh

Drinking warm lemon water has various benefits, including aiding digestion and encouraging the production of bile.

(Updated 3/11/2015, additional resource: "The Many Health Benefits of Drinking Lemon Water" on HealthAmbition.com)

Diệu kỳ công dụng từ chanh
Trang Vương (Theo QQ)

(Dân trí) - Rẻ và nhỏ bé nhưng sức mạnh bên trong quả chanh thật thần kỳ.

Nước chanh nóng có thể cứu cuộc đời

Khả năng chống ung thư của nước chanh mạnh gấp 10.000 lần so với hóa trị. Chanh chỉ giết tế bào ung thư. Cắt 2-3 lát chanh mỏng cho vào cốc, thêm nước nóng, nó sẽ biến thành nước có tính kiềm. Uống hàng ngày đối với bất kỳ ai đều tốt.

Chanh uống vào thoải mái tinh thần, lại không có tác dụng phụ như hóa trị. Nó có ảnh hưởng tới các khối u và u nang. Chanh được chứng minh là có khả năng bổ trợ khi chữa các chứng bệnh tương tự, tốt hơn vạn lần so với doxorubicin thường được thế giới ứng dụng trong hóa trị ung thư. 

Chanh có khả năng giảm sự sinh trưởng các tế bào ung thư. Nhưng điều làm cho chúng ta ngạc nhiên hơn nữa là: Dùng chanh để áp dụng cho việc trị liệu các bệnh ung thư nhưng chanh chỉ có thể phá các tế bào ung thư ác tính chứ không hề ảnh hưởng đến các tế bào ung thư lành tính.

Nước chanh = tuần hoàn máu + canxi

Khi bạn rỗi rãi nên pha ly nước chanh để uống. Một quả chanh nên thêm 1000cc hoặc 2000cc nước tùy theo sở thích về độ chua của từng người mà tự điều chỉnh. Có thể không cho đường hoặc không nên cho đường để dưỡng sinh và làm đẹp da.

Lợi ích của nước chanh: Chanh có độ kiềm cao, được mệnh danh là thuốc chữa bệnh rất tốt, trị ho, tiêu đờm, sinh luật, kiện tì, có sự hỗ trợ rất lớn đối với việc tuần hoàn máu và hấp thu canxi của cơ thể, chứa hàm lượng canxi rất lớn, không những phòng chống được bệnh ung thư, giảm cholesterol, ngộ độc thực phẩm, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường khả năng miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, duy trì tính đàn hồi cho da, hơn nữa chanh còn giúp khắc phục bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thiếu máu, cảm cúm, loãng xương…

Giảm nguy cơ máu cục

Citric acid và polyphenol có trong nước chanh đều có thể dự phòng chứng tắc tĩnh mạch sâu, điều chỉnh tuần hoàn máu, giảm nguy cơ máu đông cục. Khi huyết áp quá cao, nước chanh có thể điều chỉnh huyết áp, có thể chống trầm cảm, chống căng thẳng và các trở ngại về chức năng thần kinh.

Tăng cường trí nhớ

Theo nghiên cứu mới nhất của Mỹ cho thấy hàm lượng vitamin C và vitamin E có trong chanh đạt đến tiêu chuẩn cân bằng, có hỗ trợ cho việc tăng cường trí nhớ, nâng cao khả năng linh hoạt của tư duy phản ứng, và đã trở thành đồ uống tham khảo của người hiện đại trong việc tăng cường trí nhớ.

Trong chanh có chứa vitamin C tan trong nước có chức năng chống oxy hóa, do đó mỗi ngày một cốc nước chanh sẽ có lợi cho việc tăng cường trí nhớ, mà lại không hề có tác dụng phụ nào cho cơ thể, là đồ uống sức khỏe rất dễ tìm kiếm được trong cuộc sống hàng ngày.

Cải thiện loãng xương

Citric acid có trong chanh có thể giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi, tăng cường mật độ xương, đề phòng loãng xương. Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân dẫn đến loãng xương, mà bước đầu tiên để đề phòng loãng xương là bắt đầu cải thiện từ ăn uống hàng ngày, đó chính là thường xuyên ăn các loại quả có chứa nhiều vitamin C như chanh, bưởi.

Dựa trên việc chanh rất tốt trong việc hỗ trợ tuần hoàn máu và hấp thu canxi, ngoài ra citric acid trong chanh có hiệu quả chống lại vi khuẩn viêm đường ruột, vi khuẩn salmonella, vi khuẩn xuất huyết đường ruột, có thể giảm thiểu việc sản sinh ra lactic acid khi cơ thể mệt mỏi, nên mọi người hãy thường xuyên uống nước chanh.

Hiệu quả làm đẹp

Chanh có thể được gọi là loại quả của nữ giới, vì nó có thể an thai, lại có thể dưỡng nhan. Chanh có thể làm mờ các nốt trên mặt, đề phòng các sắc tố da sậm màu, uống trong hay bôi ngoài đều có tác dụng. Vốn dĩ chanh chính là một phương thức làm đẹp, có thể thúc đẩy nội phân tiết, tăng cường nhu động ruột giúp tiêu hóa, hấp thu.

Vì vậy mỗi người hãy tạo thói quen và duy trì uống ít nhất một cốc nước chanh mỗi ngày.


Monday, February 24, 2014

Vì Sao Ăn Chay: Hiểu đúng về ăn chay (Góc Nhìn O2)

A wonderful segment on Vietnamese television features vegetarianism and its benefits. A move in a healthy and forward-thinking direction!

(VNAC) - Phóng sự Góc Nhìn O2 với biên tập viên Quế Sa và đề tài "Hiểu Đúng Về Ăn Chay", thực hiện tháng 2/2014.

  • Các hội viên Hội Ăn chay Việt Nam bày tỏ cảm tưởng về lợi ích của việc ăn chay
  • Ca nhạc sĩ trường chay Hà Okio hướng dẫn món đậu hủ chiên xốt cà chua, một món chay yêu thích của anh
  • Chị Phạm thị Thu Phương, giám đốc Trung tâm UNESCO, Ẩm thực chay Việt Nam, chia sẻ trải nghiệm về trường chay
  • Những thực phẩm chay có giá trị dinh dưỡng cao



Tin Vui Ăn Chay: Tin vui thuần chay tại Thế Vận Hội Mùa đông Sochi

Photo: Harry E. Walker / MCT
Meagan Duhamel, figure pair skating silver medalist, and Alexey Voyevoda, two-man as well as four-man bobsleigh gold medalist, are winning vegans at the Sochi Winter Olympics 2014. Our heartfelt congratulations and a big round of applause to all vegan athletes out there!

Tin vui thuần chay tại Thế Vận Hội Mùa đông Sochi
Thiên Ân (Đăng lần đầu tiên trên Đọt Chuối Non)

Một trong những sinh hoạt rộn ràng vào đầu năm 2014 là Thế Vận Hội Mùa đông XXII, được tổ chức tại Sochi, Nga, từ ngày 7 đến 23 tháng 2, quy tụ gần 2.900 vận động viên từ 88 quốc gia, kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Suốt hai tuần, các vận động viên cùng tranh tài trong 7 bộ môn thể thao mùa đông với 98 nội dung, mang lại nhiều giây phút ngoạn mục cho hàng triệu khán giả theo dõi trên thế giới.

Đặc biệt, năm nay huy chương bạc cho bộ môn trượt băng nghệ thuật, cặp đôi nam nữ (figure pair skating), đã về tay của vận động viên thuần chay Meagan Duhamel và Eric Radford, đại diện Canada. Meagan, 28 tuổi, cho biết cô ăn chay từ năm 2008, sau khi đọc một quyển sách cổ động lối sống này. 

Vốn quý trọng sức khỏe, Meagan còn là một chuyên gia dinh dưỡng toàn diện. Dáng người thon nhỏ (cao 1m48), nhưng Meagan tràn đầy năng lực. Cô cho biết đó là nhờ ăn chay: “Cơ thể tôi quân bình hơn. Tôi ngủ ngon hơn. Da tôi đẹp hơn. Năng lực của tôi dồi dào hơn. Tôi cảm thấy mạnh hơn, trầm tĩnh hơn, và tâm tôi an bình hơn trước mọi việc.”

Tiếp chuyện với phóng viên Global News, vận động viên Meagan Duhamel chia sẻ thêm: “Tôi uống sinh tố rau xanh mỗi sáng cho điểm tâm. Thường thì tôi dùng rau bó xôi, củ dền, chuối, bơ đậu phộng, hạt chi-a, nước cốt dừa, và quế.”

Thật vậy, nguồn “nhiên liệu” chính của vận động viên thuần chay Meagan Duhamel hoàn toàn đến từ thực vật, bao gồm rau cải xanh, hạt gai dầu (hemp), hạt lanh (flax), các loại ngũ cốc, quả bơ, diêm mạch (quinoa), tempeh, đậu, và trái cây. Cô Meagan bày tỏ: “Rất nhiều người nói với tôi là họ không bao giờ ăn chay được. Tôi ước chi người ta hiểu và nhận thức rằng ăn chay thật ra không khó lắm, đó là một chọn lựa của chúng ta. Tôi nghĩ mọi người đều có thể quyết định làm một điều như chuyển sang nếp sống thuần chay.”

Vận động viên Meagan Duhamel nói một trong những thành tích mà cô hãnh diện nhất là ăn chay. Meagan nhắn nhủ: “Giữ cho thân thể bạn được lành mạnh. Hãy chăm sóc thân thể. Khi bạn giữ gìn cho thân thể được khỏe khoắn, tinh thần của bạn sẽ vững mạnh và sáng suốt.”

Thêm vào đó, huy chương vàng xe trượt lòng máng, đôi nam (two-man bobsleigh) và đội bốn người (four-man bobsleigh) được trao cho một vận động viên thuần chay khác là Alexey Voyevoda, cùng đồng đội, đến từ nước Nga. 

Ở tuổi 33, Alexey cao 1m95, đã thuần chay từ hơn 3 năm trước. Trả lời phỏng vấn của Hội bảo vệ động vật PETA (People for the Ethical Treatment of Animals), Alexey cho biết từ lúc thuần chay, anh đã thấy có nhiều lợi ích: “Trước tiên, tôi không còn ăn nỗi khổ của các thú vật không thể tự vệ được. Thứ hai, cơ thể tôi trở nên nhẹ nhàng hơn, có thể nói là ‘trong sáng’ hơn. Thứ ba, trong nghề nghiệp của tôi, sự uyển chuyển và co giãn vô cùng quan trọng – tôi đã khá hơn trên cả hai phương diện này. Và thứ tư, giờ đây hầu như tôi không bao giờ bị cảm cúm chi cả.”

Lời khuyên của Alexey dành cho các vận động viên trẻ muốn theo con đường của anh: “Hãy tìm hiểu và lắng nghe chính bạn, nghe trái tim của bạn, và bạn sẽ đến được nơi đúng nhất cho bạn!”

Thế Vận Hội Mùa đông kỳ thứ XXII kết thúc vào ngày 23 tháng 2, nhưng nỗ lực của các vận động viên cho những cuộc tranh tài trong thế giới thể thao vẫn luôn tiếp diễn. Dù thắng giải hay không, đa số đều cố gắng tập luyện hết sức mình, với kỷ luật và niềm đam mê, và đó là điều đáng phục. 

Riêng các động viên thuần chay, dù được giải thể thao hay không, họ luôn là người đáng được trao huy chương vàng cho tấm lòng từ ái, qua ánh mắt và sự biết ơn của các bạn thú dễ thương.

Friday, February 21, 2014

Sức Khỏe Của Bạn: Những loại rau tốt cho dạ dày của bạn (Phạm Minh)

Cabbage, carrots, and spinach are some of the plant-based foods that are amenable to protecting your stomach.

Những loại rau tốt cho dạ dày của bạn
Phạm Minh  

(VnMedia) - Dạ dày của bạn có thể bị đe dọa bởi nhiều yếu tố như lối sống không lành mạnh, quá sức, mất ngủ... Bạn có biết làm thế nào để bảo vệ dạ dày của bạn một cách hiệu quả và nhanh chóng?

Một số người muốn cải thiện chức năng dạ dày bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong thực tế, các loại rau phổ biến có thể bảo vệ dạ dày của bạn một cách hiệu quả. Bao gồm: cà-rốt, rau chân vịt, cải bắp, khoai tây, khoai lang và bí ngô.

Cà-rốt

Cà-rốt là nguồn có chứa carotene dồi dào. Carotene có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người. Theo y học cổ truyền, bạn có thể ăn cà-rốt để cải thiện lá lách và gan, tăng cường chức năng đường ruột và dạ dày, bảo vệ mắt và tăng cường miễn dịch đối với các bệnh khác nhau.

Rau chân vịt

Rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn cellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruột và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột và dạ dày của bạn có thể được bảo vệ tốt. Ngoài ra, ăn rau chân vịt thường xuyên có thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện tiêu hóa.

Cải bắp

Cải bắp chứa rất nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thu vitamin K1 và vitamin U có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho bạn.

Những bệnh nhân loét dạ dày và loét tá tràng có thể làm giảm bớt các bệnh bằng cách uống nước ép bắp cải. 

Khoai tây

Khoai tây có chứa hàm lượng cao của tinh bột. Sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể của bạn, nó có thể được chuyển đổi nhanh chóng thành glucose. Nó có thể bảo vệ dạ dày của bạn và thúc đẩy nhu động dạ dày và đường ruột.

Khoai lang

Khoai lang giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt... Một lượng vừa đủ khoai lang có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da.Với khoai lang, dạ dày của bạn có thể chống lại cái lạnh trong mùa đông.

Bí ngô

Bí ngô có chứa một lượng lớn pectin. Pectin có hiệu quả có thể hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn. Đồng thời, pectin có thể bảo vệ dạ dày của bạn và làm giảm bớt loét dạ dày. 

Nhiều người muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của họ bằng cách ăn bí ngô. Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối.

Những loại rau phổ biến ở trên có thể giúp bạn bảo vệ dạ dày hiệu quả. Bạn nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm này. Nếu bạn đang bị đau dạ dày, bạn không nên ăn một số loại thực phẩm khiến bệnh trầm trọng thêm bệnh, chẳng hạn như ớt, thực phẩm không lành mạnh.

Ăn uống thế nào tốt cho dạ dày

Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho rằng ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.

Không ăn quá no, nên nhai kỹ, nuốt chậm: Ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.

Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mì sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó những thức ăn làm bằng bột mì là tốt nhất vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.

Không nên ăn những thức ăn cứng: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hóa, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm. 

Tránh những thức ăn có chất hóa học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà-phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như bánh kẹo, đường giấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét. 

Ngoài ra, không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.

Những người bị loét dạ dày còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, không hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.



Thursday, February 20, 2014

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay (Đại đức Thích Thiện Thuận)

The Venerable Thích Thiện Thuận cites Buddhist scriptures in support of veganism.

Ăn chay
Giảng sư: Đại đức Thích Thiện Thuận
Trụ trì Viện Chuyên Tu
Làng Vạn Hạnh, Tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu
Thuyết giảng tại Chùa Hội Khánh, Tỉnh Bình Dương
Ngày 6 tháng 5, 2012

"Pháp môn ăn chay là một pháp môn rất đặc biệt, giúp cho chúng ta tránh được quả báo sanh tử luân hồi, giúp cho chúng ta không giết hại những vị Phật tương lai, tôn trọng tánh từ bi bình đẳng, tánh Phật trong mỗi chúng sanh, tránh đi nạn binh đao của chiến tranh xảy ra, tránh đi quả báo tàn sát nhau, và nuôi lớn lòng từ bi, không bị quả báo chết yểu." 

"Ăn chay là pháp môn có thể dễ thực tập nhất, trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể làm được."



Wednesday, February 19, 2014

Làm Thế Nào Để: Ngăn ngừa sỏi mật (Minh Hải)


According to Medical News Today: "Vegetarians have a significantly lower risk of developing gallstones, compared to people who eat meat. Many experts say that a diet low in fat and high in fruit and vegetables, including plenty of dietary fiber, may help protect people from developing gallstones."

Mẹo đơn giản ngăn ngừa sỏi mật
Minh Hải 

(VnMedia)  - Sỏi mật là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Nguyên nhân của bệnh sỏi mật có liên quan tới chế độ ăn uống, sự chuyển hóa trong cơ thể thay đổi, dịch mật ứ đọng, ký sinh trùng đường mật, nhiễm khuẩn… Vậy ăn gì và không nên ăn gì để phòng bệnh sỏi mật?

Chế độ ăn uống 

- Trái cây: Các loại trái cây nhiều xơ được khuyến khích ăn đó là táo, lê, bưởi, chanh, dưa hấu. Các loại trái cây này có thể giúp cơ thể hạn chế bớt lượng cholesterol và ngăn ngừa sỏi mật một cách tự nhiên.

- Rau: Các loại rau giàu chất xơ hòa tan tốt nhất đó là cà-rốt, cần tây, atiso, củ cải và rau bina... Bông cải xanh, mù tạt, thì là, củ cải và hạt dẻ cũng có thể giúp cơ thể đào thảo bớt cholesterol.

- Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm cholesterol. Lúa mạch là loại thực phẩm được ưu tiên nhất, nhưng yến mạch, cám và lúa mì cũng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật.

- Gia vị: Tỏi được coi là gia vị giúp giảm choleserol một cách tự nhiên.

- Dầu ôliu: Dầu ôliu được coi là một chất béo rất lành mạnh bởi nó chứa chất béo không bão hòa đơn cao hơn các loại dầu khác. Do đó, bạn nên thay thế các chất béo thông thường bằng dầu ôliu.

- Nước: Uống nhiều nước hằng ngày. Nước sẽ giúp đào thải nhiều độc tố trong cơ thể của bạn.

Thực phẩm cần tránh

- Tránh những thức ăn có chất béo bão hòa. Nhiều sản phẩm động vật như các loại thịt đỏ, sữa, trứng, phô-mai, thịt lợn và các loại thịt chế biến sẵn có thể làm tăng cholesterol và cũng có thể làm nặng thêm các vấn đề về túi mật mà bạn đang gặp phải.

- Tránh những thức ăn có quá nhiều chất béo hoặc đồ chiên xào.

- Tránh những thực phẩm có nhiều gia vị cũng như các thực phẩm có dầu mỡ. Những thực phẩm này được cho là làm tăng sản xuất dịch mật và có thể dẫn tới viêm nhiễm đường mật.

- Hạn chế các loại thực phẩm như tinh bột ngô và các loại đậu. Những thực phẩm này dùng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.

- Tránh các loại nước có ga, nếu thường xuyên tiêu thụ những đồ uống có ga có thể dẫn tới sỏi mật.

- Tránh hút thuốc, uống rượu và những đồ ăn cay nóng kích thích. Tránh ăn món ăn béo cùng với những món ăn sống lạnh (như rau trộn gỏi chua…) vì rất dễ phát bệnh viêm túi mật cấp.

Các biện pháp ngăn ngừa sỏi mật

- Tập thể dục thường xuyên giúp làm giảm cholesterol và giữ cho máu lưu thông đúng cách. Bơi lội, đi bộ, đi xe đạp và tập các bài thể dục nhẹ nhàng là những biện pháp vận động hợp lý hơn so với các môn thể thao vận động nặng.

- Giảm stress: Thiền, yoga, hay massage với tinh dầu cũng là các biện pháp giảm căng thẳng được khuyến khích.

- Bổ sung vitamin: Vitamin có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ chức năng tiêu hóa.

Triệu chứng của bệnh sỏi mật 

- Xuất hiện cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên, bắt đầu đột ngột và kéo dài từ 30 phút đến khoảng vài giờ.
- Đau phía dưới vai phải hoặc ở phần sườn vai phải.
- Buồn nôn hoặc ói mửa.
- Khó tiêu sau khi ăn những thức ăn có nhiều chất béo như đồ chiên xào hay các món ngọt. 

Điều nên làm

Cách tốt nhất để điều trị bệnh sỏi mật chính là ngăn ngừa bệnh. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh sỏi mật.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những người dễ bị mắc sỏi mật đó là: người có tiền sử gia đình bị sỏi mật, người béo phì, người có mức cholesterol trong máu cao, phụ nữ uống thuốc có chứa estrogen như thuốc tránh thai, những người bị các bệnh viêm đường ruột mãn tính.


Tuesday, February 18, 2014

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Phở chay - Kẹo Sữa (Vegan phở)

Vegan phở is a typical Vietnamese comfort food. For the recipe in English, please write: Info@VietnamAnChay.com

Phở chay
Kẹo Sữa (Theo Gastrono MB)

Nguyên liệu:
1 gói bánh phở (luộc theo hướng dẫn in trên bao bì)

Nước dùng

  • 1 cây tỏi tây, thái chỉ
  • 1 củ gừng
  • 1 cánh hoa hổi
  • 310g (khoảng 1 chén rưỡi) rau thơm
  • Nước
  • ¾ muỗng canh ngũ vị hương
  • Nước tương
  • Đường

Thịt chay

  • Dầu thực vật
  • 1 cây tỏi tây
  • 300g (khoảng 1 chén rưỡi) thịt gà chay
  • 240g (khoảng 1 chén) nấm thái lát (nấm loại bạn thích)
  • Hạt tiêu đen
  • Bột canh

Thực hiện:

Nước dùng

1. Đun nóng 10-12 chén nước trong một nồi cỡ vừa.
2. Hành bóc vỏ rồi cho cả củ vào nồi nước dùng.
3. Gừng rửa sạch để nguyên vỏ, cắt bỏ các vết dập, cho vào nồi.
4. Tỏi tây tách lá rửa sạch rồi cho vào nồi nước dùng với hoa hồi.
5. Đun sôi nước dùng trong 45 phút.
6. Sau 45 phút, vớt bỏ các lá tỏi tây, thêm ¾ muỗng canh ngũ vị hương, nước tương và đường cho vừa ăn.
7. Tiếp tục đun nước dùng thêm 15 phút.


Phần “thịt” chay

1. Xắt lát thân tỏi tây và thái lát nấm, thịt gà chay thái miếng vừa ăn.
2. Xào tỏi tây với dầu ăn cho đến khi vàng.
3. Thêm nấm và thịt gà chay vào xào trong 5-7 phút.
4. Nêm thêm ít nước tương, hạt tiêu đên và gia vị vừa đủ.


Trình bày

1. Bánh phở luộc chín theo hướng dẫn của bao bì.
2. Cho phở ra bát, xúc phần thịt lên trên.
3. Sau đó múc nước dùng vừa đủ vào bát.
4. Rắc rau thơm lên trên, có thể là giá đỗ và các loại rau sống mà bạn thích rồi thưởng thức nhé!


Nếu không có thịt gà chay, bạn có thể thay thế bằng đậu phụ.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món phở chay này nhé!


Monday, February 17, 2014

Nếp Sống Ăn Chay: Một vòng khám phá các phố ăn chay ở Huế (Vy An)

Vegetarian buffet (Photo: KenhDuLichHue)
Vegetarian culture has always been thriving in Huế, the ancient capital of Vietnam.

Một vòng khám phá các phố ăn chay ở Huế
Vy An

(VNE) - Không chỉ ở các đền, chùa vào ngày rằm, mùng một, mà ngay cả ngày thường và tại các quán hàng ở Huế, du khách đều có thể thưởng thức các món ăn chay.

Có lẽ ít nơi nào trên cả nước mà các món ăn chay lại phổ biến như ở Huế. Vào những ngày lễ như rằm, mùng một, Phật đản…, du khách có dịp ghé vào một trong hàng trăm ngôi chùa ở Huế sẽ được thưởng thức cỗ chay mà nhà chùa chuẩn bị mời Phật tử bốn phương đến hành hương, chiêm bái.

Cỗ chay không chỉ xuất hiện ở hầu khắp các chùa chiền mà còn có mặt ở cả các gia đình người Huế. Các món ăn chay có thể được chuẩn bị cho mâm cỗ cúng giỗ, cúng rằm, đầu tháng nhưng cũng có khi đơn giản chỉ là bữa cơm đạm bạc hàng ngày. Họ tự nấu các món chay cho gia đình và mời bạn bè để thể hiện sự quý mến cũng như tấm thiện tình.

Với du khách đến Huế, khám phá ẩm thực chay trên các con phố ở kinh thành xưa là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Bạn sẽ khó có thể tìm thấy ở đâu mà thực đơn chay lại phong phú và hấp dẫn như ở đây, từ cơm chay, bún chay… cho đến đùi gà chay, cá chay, giò chay… So với thực đơn món mặn, đồ ăn chay không hề thua kém, mà còn được ưu ái hơn do ít chất béo mà vẫn thơm ngon, đẹp mắt.

Với nhiều món ăn chay độc đáo, các quán tên gọi Bồ Đề, Liên Hoa, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình... ở bờ nam sông Hương trên đường Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ… là những địa chỉ được nhiều du khách tìm đến.

Ở đây, thực khách có thể đủ các món sơn hào hải vị từ nem công, chả phượng, giò lụa, thịt gà đến tôm hùm, cá rán… nhưng điều thú vị là tất cả đều được chế biến từ rau, củ, quả, đậu, nấm, măng khô. Dưới bàn tay khéo léo của người dân xứ Huế, chuối mật giã nhỏ trộn với bí đao hột lựu, hấp lá chuối có thể trở thành “chả lụa”, khoai lang bọc vỏ đậu xanh chiên vàng có thể thành “sườn rán”… Rất tài tình khi các món ăn chay đều có sự tương đồng từ màu sắc đến hương vị so với món mặn mà phải ăn chậm, nhai lâu với có thể phát hiện ra.

Các món quen thuộc như bánh bèo, bánh lọc, bánh ít… với nhân chay cũng được phục vụ tại các khu chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu vào những ngày rằm, mùng một cho thực khách muốn thanh đạm dạ dày. Chỉ 5.000 – 15.000 đồng/suất mà vị nào cũng ngon, món nào cũng hấp dẫn, ăn no mà không ngán. Dân dã hơn, bạn có thể tìm đến các quán chay dọc bờ bắc sông Hương và vòng quanh đại nội. Tuy không cầu kỳ, bày vẽ như ở các nhà hàng nhưng các món chay ở đây vẫn rất ngon và lạ miệng, giá cả lại bình dân với bún, cháo, cơm, bánh canh, bánh bột lọc, bánh nậm...

Nếu chịu khó đi về phía tây Huế, du khách sẽ đến với khu phố “chùa chiền”. Dọc theo các tuyến phố từ Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ đến Thủy Xuân, quán chay mọc lên san sát. Tuy chỉ là những sạp hàng nhỏ nhưng mỗi quán ở đây vẫn bày bán hàng chục món chay khác nhau và phục vụ theo kiểu “buffet” mà giá chỉ 5.000 – 7.000 đồng/món.

Không chỉ là nơi có nhiều món ăn chay mà việc nấu đồ ăn chay ở Huế từ lâu đã trở thành nghệ thuật, không thua kém ẩm thực cung đình. Nếu có dịp đến Huế, đừng quên ghé các con phố ăn chay để thưởng thức một phần ẩm thực hết sức thú vị và cuốn hút của sông Hương.



Friday, February 14, 2014

Lời Thương Cho Bạn Trẻ: Có duyên, không nợ (Đại đức Thích Quảng Lâm)

When love is gone, sometimes it just means the karmic bond has ended - and that's the way it has to be. Perhaps this perspective (or cognitive restructuring) can help suave the pain some.

Có duyên, không nợ
Trích từ bài pháp thoại "Được và mất" - Khóa tu " Trái tim Từ Bi"
Giảng sư: Đại đức Thích Quảng Lâm 
Thời gian: Chủ nhật ngày 08 tháng 12 năm 2013 
Địa điểm: Chùa Sủi, Phú Thị, Gia Lâm, TP. Hà Nội

Có một chàng trai rất yêu một cô gái, họ yêu nhau đã nhiều năm rồi, bỗng dưng cô gái bỏ anh theo một người con trai khác, chàng trai đau khổ lên chùa hỏi sư thầy: "Tại sao con yêu cô ấy nhiều như vậy mà cô ấy vẫn bỏ con mà đi?"

Sư thầy liền cho anh xem một tấm gương, trong đó có hình ảnh của một cô gái chết bên lề đường, ai đi qua cũng mặc kệ, duy nhất chỉ có một chàng trai đắp cho cô gái chiếc áo rồi cũng bỏ đi... Mãi sau có một chàng trai khác đến đưa cô gái đi chôn cất. 

Sư thầy nhìn anh và nói: "Kiếp trước anh chỉ là người đến đắp chiếc áo cho cô gái, còn người hiện giờ cô ấy đang bên cạnh chính là người đã chôn cất cô ấy... Đó là DUYÊN NỢ. Anh chỉ có duyên với cô ấy thôi."

Con người sống có giai đoạn, hết kiếp này nối tiếp kiếp khác. Con người đến với nhau bởi chữ DUYÊN, còn bên nhau bởi chữ NỢ. Nhiều đôi yêu nhau 5,10 năm nhưng cuối cùng vẫn chia tay. Một trong hai người có tình cảm với người khác, người đời nhìn vào sẽ nói người kia đểu cáng và đáng quên đi, nhưng thực ra đó chỉ là người ta đã trả nợ xong và đến lúc phải dời đi.


Wednesday, February 12, 2014

Khuôn Vàng Thước Ngọc: Tu có chuyển được nhân quả không? (Hòa thượng Thích Thanh Từ)

Spiritual practice can help change one's karma. The Most Venerable Thích Thanh Từ explains why that is so.

Tu có chuyển được nhân quả không?
Hòa thượng Thích Thanh Từ

Từ lâu, chúng ta thường nghe nói gieo nhân nào thì chịu quả nấy, tức là ai tạo nhân gì thì phải thọ quả báo, đúng như vậy, không sai. Song, trong kinh Phật có dạy như vậy không? Ðây là điều mà chúng ta phải tìm hiểu cho tường tận, vì đa số người mới tu đều nghĩ rằng: Xưa kia làm điều tội ác, ngày nay tu hành là mong giảm bớt khổ đau. Nhưng, nếu trước đã gây nhân nào sau phải chịu quả nấy thì tu để làm gì? Tu cốt cho hết khổ, mà nếu gây nhân nào phải thọ nhận quả nấy thì tu đâu có hết khổ? Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa nông cạn, đơn giản là tác nhân nào thọ quả nấy thì sẽ thối tâm không tu được. Lý nhân quả của đạo Phật không cố định là tác nhân nào thọ quả nấy, mà cũng không phải tác nhân mà không thọ quả, nó rất phức tạp.

Kinh A Hàm Phật có dạy: Người gây nhân bất thiện, trước hoặc sau họ biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy. Ðó là nhân nào quả nấy và gây nhân mà biết chuyển nghiệp thì quả cũng đổi thay.

Phật có ví dụ một nắm muối nếu hòa tan trong tô nước lạnh thì tô nước ấy mặn không uống được. Cũng nắm muối đó, nếu hòa tan trong lu nước lớn dung lượng độ vài ba trăm lít thì nước trong lu sẽ uống được, nhưng vị nước hơi mẳn mẳn. Và nếu nắm muối đó hòa tan trong một hồ nước dung tích bốn năm ngàn lít, nước không còn mặn, dùng xài bình thường. 

Nhân bất thiện là dụ cho vị mặn của nắm muối hòa tan trong tô nước, thì quả cũng mặn không giải khát được. Nếu nhân mặn của nắm muối hòa tan trong lu nước thì quả mặn loãng ra, nước có thể tạm giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong hồ nước lớn, thì quả mặn không thấm vào đâu, nước dùng xài bình thường.

Cũng vậy, người mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm tạo nhân ác thì trả quả ác nguyên vẹn, dụ như nắm muối tan trong tô nước, không giải khát được. Nếu người biết tu thân, tu giới, thì dụ như nắm muối tan trong lu nước, tuy vị nước mẳn nhưng cũng tạm dùng được. Còn người biết tu thân, tu giới, tu tâm, dụ như nắm muối tan trong hồ nước to, vị nước không mặn, dùng xài bình thường. 

Vậy, nếu tu thân, tu giới, tu tâm thì nghiệp quả sẽ chuyển, không thọ đúng như khi gây nhân. Như vậy nếu gây nhân ác mà không biết tu, không chuyển nghiệp thì tác nhân nào thọ quả ấy không sai chạy. Nếu gây nhân ác biết tu thân, tu giới là có chuyển nghiệp, thọ quả báo nhẹ hơn. Còn gây nhân ác biết tu thân, tu giới, tu tâm gần như chuyển hoàn toàn. Cho nên tu là chuyển đau khổ được an vui.

Kiểm lại, chúng ta từ nhỏ đến già, không ai là người hoàn toàn thiện lành, cũng có lúc người này làm người kia khóc than, cũng có lúc người kia làm người nọ oán hận. Như vậy là đã tạo nhân xấu. Nếu hiện tại tu mà vẫn trả quả xấu như cũ thì tu có lợi ích gì? Thế nên phải biết, tu là chuyển quả xấu, tùy theo sức huân tu nhiều hay ít mà quả tùy theo đó chuyển đổi.

Sau đây, Phật dạy: Có một gia chủ nuôi một bầy dê, một hôm có người thường dân tới trộm dê, bị gia chủ bắt được đánh, đưa ra pháp luật bỏ tù. Lần khác, kẻ trộm dê là người của quan lớn sai tới, gia chủ chỉ bực tức nói năng đôi lời chớ không đối xử thậm tệ như người thường dân trước. Kế tiếp, kẻ trộm dê do lính của vua sai đến, thì gia chủ không dám nói nặng nhẹ gì cả mà chỉ van xin năn nỉ đừng bắt dê. 

Trong ba trường hợp trên chứng minh rằng: Người không biết tu thân, tu giới, tu tâm gây nhân bao nhiêu thì phải trả quả bấy nhiêu. Vì vậy mà nói nhân nào quả nấy, đó là dụ người thường dân trộm dê không thế lực.

Trường hợp người trộm dê là lính của quan thì chỉ bị trách móc nặng nhẹ. Ðó là dụ cho người biết tu thân, tu giới, tuy có tạo nhân ác nhưng thọ quả báo nhẹ hơn.

Trường hợp người trộm dê là lính của vua, thì không bị đánh đập, không bị nói nặng nhẹ. Ðó là dụ cho người tuy có tạo nhân ác nhưng biết tu thân, tu giới, tu tâm thì nghiệp quả được hóa giải.

Như vậy để thấy cùng tạo nhân ác, tùy theo khả năng tu tập cao thấp mà thọ quả sai khác. Nếu biết tu thì quả liền chuyển, không cố định như người không biết tu. Khi biết rõ người có tu thân, tu giới, tu tâm thì sẽ thoát được những nghiệp quả đã gây trước kia; tuy nói thoát mà không phải hết hoàn toàn. Nghĩa là nắm muối vẫn hòa tan trong hồ nước, song vì nước trong hồ quá nhiều nên không thấy mặn.

Cũng như chú lính của nhà vua trộm dê, tuy chủ dê không đánh đập không nói nặng nhẹ, nhưng trong lòng chủ nhà không vui, không cảm tình. Ðó là nhân quả sai biệt theo khả năng tu tập.

Thế nào là tu thân, tu giới, tu tâm?

Tu thân là nơi thân này không làm điều ác, tất cả mọi điều ác dù lớn hay nhỏ đều phải tránh, còn mọi điều thiện phải cố gắng làm, luôn luôn nhớ và làm đó là biết tu thân.

Tu giới là Phật tử tại gia, sau khi quy y rồi, Phật dạy phải giữ năm giới:

1/ Không sát sanh: Là không được giết người. Vì ai cũng muốn sống thì mạng sống phải được tôn trọng, không nên giết mạng sống của người. Nếu giết mạng sống của người thì bị luật pháp trừng trị. Vì tôn trọng mạng sống của mình nên phải tôn trọng mạng sống của người. Ðó là lẽ công bằng, trái với lẽ công bằng là tội lỗi.

Ngoài ra, đối với những con vật lớn như trâu, bò, heo, chó tránh được bao nhiêu là tốt bấy nhiêu. Chủ yếu là không giết người.

Một là tự tay mình giết. Ví dụ mình oán thù ai thì tự mình đến giết người đó chết. Hai là sai bảo người khác giết, ví dụ mình oán thù người nào, mình không trực tiếp giết được bèn xúi bảo hay mướn người khác giết. Ba là hoan hỷ khi nghe thấy giết. Ví dụ mình oán thù người nào đó tự mình không giết được, khi thấy nghe người đó bị giết, mình vui mừng thích thú. 

Như thế là phạm tội sát sanh. Vì tự tay giết là thân tạo nghiệp ác, sai bảo người giết là miệng tạo nghiệp ác, nghe thấy người giết sanh tâm vui mừng là ý tạo nghiệp ác, nên Phật cấm không cho Phật tử làm.

2/ Không được trộm cướp: Phàm của cải của người khác, chẳng được không cho mà lấy từ một cây kim, một ngọn cỏ cũng vậy, tất cả các vật chẳng được không cho mà lấy. Hoặc trộm lấy, hoặc cướp giựt, hoặc lừa gạt mà lấy, cho đến trốn xâu lậu thuế cũng đều gọi là trộm cắp.

3/ Không tà dâm: Người Phật tử sau khi lập gia đình có đôi bạn rồi mà mình còn đi ngoại tình với người khác là phạm tội tà dâm. Vì đó là duyên cớ làm cho gia đình mất hạnh phúc, làm cho gia đình tan vỡ, là cái nhân gây đau khổ cho mình cho người, vì vậy mà Phật cấm.

4/ Không nói dối: Nói dối có bốn trường hợp phạm tội.

a) Chuyện có nói không, chuyện không nói có, cốt lừa gạt để lấy tiền lấy của người.
b) Nổi giận nói lời hung dữ, thô ác mắng chửi người, vu oan người.
c) Dùng lời hoa mỹ văn chương thêu dệt để lừa gạt người.
d) Nói đâm thọc làm cho đôi bên bất hòa thù oán nhau.

Ðó là những trường hợp nói dối thì phạm tội. Nếu nói dối để cười cho vui, hoặc để trấn an người bệnh người khổ, hoặc để cứu mạng người thì không phạm.

5/ Không uống rượu: Nói đơn giản là rượu, ngoài ra các thứ như á phiện, xì ke, ma túy đều không được dùng. Vì nó là cái nhân sanh ra bệnh hoạn, làm cho tiêu tán tài sản, mất hết trí tuệ. Nhưng, nếu vì lý do đau bệnh, cần phải uống thuốc rượu để trị bệnh thì được phép uống.

Phật dạy giữ năm giới là vì lòng từ bi, sợ chúng sanh vi phạm thì bị đau khổ. Nên giữ gìn không phạm thì được an vui. Ðó là tu giới.

Tu tâm, có nhiều người nói tôi lo tu tâm thôi lo đi chùa cũng vậy, lạy Phật để làm gì? Vậy, tu tâm là tu thế nào?

Tâm là chỉ cho mọi ý niệm xấu ác như tham, sân, si... Tu tâm là bỏ được lòng tham lam, tính sân hận, đố kỵ, si mê... Tham thì ai cũng có, và có nhiều loại như tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc, tham ăn, tham ngủ... ở đây tôi chỉ đề cập tham ăn và tham ngủ, được mọi người coi là nhỏ mọn, song muốn bỏ không phải là dễ. Ăn nếu dở quá thì không vui, nếu không no thì cũng không được; ăn thì muốn cho ngon cho no đủ. Ngủ thì phải ngủ cho đủ giấc, nếu bắt dậy sớm thì không vui. Vì vậy, chúng ta lúc nào cũng kẹt trong vòng tham muốn, mà đó là cái bệnh chung của mọi người, không ai là không có. 

Tu là dẹp bỏ lòng tham, còn sân và si luôn luôn đi chung, hễ có sân là có si.

Thuở xưa có một gia đình gồm có ba người, người con đi làm ngoài đồng, ông nội và cháu ở nhà, ông đưa cho cháu hai cái tô và hai đồng bảo:
-Cháu hãy đi mua một đồng tương và một đồng chao.
Ðứa cháu cầm tô và tiền đi một lúc về hỏi:
-Thưa ông nội, đồng nào mua tương, đồng nào mua chao?
Ông rầy cho nó một hồi, rồi bảo:
-Ðồng nào mua cũng được.
Nó liền chạy đi, một lúc lâu trở về hỏi:
-Thưa ông nội, hai cái tô cái nào đựng tương, cái nào đựng chao?
Ông giận quá tát cho nó mấy tát tai, nó khóc lu bù. Ngay khi đó, người con đi cày về, tay cầm cây roi đánh trâu, thấy con mình bị ông già đánh, nó la khóc nên nổi giận nói:
-Ông đánh con tôi, tôi đánh con ông cho ông biết.
Người con liền cầm roi tự quất lên mình túi bụi, ông già nóng ruột quá nói:
-Mày đánh con tao, tao treo cổ cha mày cho mày biết.
Ông liền làm vòng, đút đầu vô treo cổ.

Kết luận câu chuyện, quý vị thấy gia đình đó si mê ở mức độ nào? Nếu nói ngu thì gia đình đó không ai bằng. Ðứa cháu đã ngu, người cha còn ngu hơn, đến ông nội lại quá ngu! Ngu là do nổi giận mà ra vậy. Nên có sân là có si, làm mà không biết sai, không biết hại. Xét lại xem, chúng ta có làm những chuyện na ná như vậy không? Tưởng chừng như không, nhưng khi có làm mà không hay. Chẳng hạn lúc nào đó, con làm trái ý, cha mẹ nổi giận chửi: "Mày là đồ trâu đồ chó..." Nếu có người hỏi: "Nó là trâu là chó, vậy cha mẹ nó là gì???". Làm cha mẹ chửi con như vậy có khôn không? Thế mà có lắm người chửi như vậy!

Nên biết, hễ nổi sân là liền ngu, không biết phải quấy. Tưởng nói cho đỡ bực, nhưng không ngờ tự ngầm nhận mình là trâu, là chó. Vì con là trâu chó, cha mẹ đương nhiên phải là trâu chó mới sanh con trâu chó. Hoặc có người khi giận con thì chửi ông cố nội, ông cố ngoại nó... Ông cố nội, ông cố ngoại nó là ai? Là ông nội, ông ngoại mình. Vậy mà khi giận thì người ta cứ nói, cứ làm. Chẳng khác gì người kia đánh con ông già để cho ổng tức, nhưng tự đánh mình thì mình đau. Rồi ông già treo cổ cha nó, cho nó hoảng sợ, nhưng rồi chính ông chết!

Vì sân si mà chúng ta không nhận biết điều phải lẽ trái, cứ làm bậy, nói bậy, khiến cho thiên hạ chê cười. Nên ca dao Việt Nam có câu:

Sân si nghiệp chướng không chừa,
Bo bo mà giữ tương dưa làm gì.

Tu mà không chịu bỏ tham, bỏ sân, bỏ si mà cứ khoe "Tôi ăn chay một tháng 10 ngày, 15 ngày v.v..." Ăn chay, ăn tương dưa là để chừa tham sân si. Có chừa bỏ được tham sân si thì tâm mới sáng suốt, tâm sáng suốt thì không nói bậy làm bậy, không nói bậy làm bậy thì nghiệp chướng theo đó mà giảm. Nếu không chừa bỏ tham sân si thì nghiệp chướng tội lỗi khó mà hết được.

Tuy nói tu thân, tu tâm, nhưng chủ yếu là tu tâm. Nếu tu tâm mà được viên mãn thì mọi nghiệp chướng không còn, mọi họa khổ sẽ hết, không phải trả nặng nề như lúc gây tạo.

Nói nhân nào quả nấy là chưa chính xác, chưa lột lý nhân quả, vì chỉ đúng một trường hợp là người không biết tu, còn đối với người biết tu thì không đúng.
Nếu người tạo nghiệp ác nhiều, vì yếu đuối không cố gắng làm lành, chắc rằng nghiệp ác khó chuyển đổi. Ví dụ, có nhiều người lỡ nghiện rượu đều được bác sĩ và bạn tốt khuyên nên bỏ rượu, vì uống rượu hại sức khỏe, tinh thần không minh mẫn, tốn kém tiền bạc, vợ con khốn khổ, gia đình không hạnh phúc. Nghe lời khuyên, họ hiểu, thấy rõ uống rượu là tai hại. Nhưng có người không bỏ được, vì tâm hồn họ yếu đuối bạc nhược. Lại có người ý chí mạnh mẽ biết uống rượu có hại, dứt khoát bỏ ngay. Vậy, nghiệp cũng có thể chuyển được mà cũng có thể chuyển không được, tùy theo ý chí mạnh hay yếu của mọi người.

Có nhiều Phật tử lấy làm thắc mắc hoặc nuối tiếc về những người tu xuất. Vì họ cho rằng các thầy các cô có rất nhiều duyên phước mới được xuất gia tu hành. Tại sao có nhiều người tu mười mấy hai mươi năm học hành tương đối cũng thông, bỗng dưng cởi áo hoàn tục. Họ hỏi:
-Thầy tu ở trong đạo an ổn quá, tại sao lại hoàn tục cho phiền lụy?
Các thầy trả lời chung chung:
-Tại nghiệp của tôi nó lôi.

Qúy vị nghĩ sao? Ai tu có nghiệp cũng bị nghiệp lôi hoàn tục hết, hay có người bị lôi, có người chuyển nghiệp đổi nghiệp? Nếu ai tu cũng bị nghiệp lôi hoàn tục, thì chắc chắn không có người tu tới nơi tới chốn. Chúng ta sanh ra trong đời này đều có liên hệ với quá khứ, kẻ có nghiệp này, người có nghiệp khác... 
Song, tùy theo ý chí của mỗi người yếu hay mạnh mà chuyển được nghiệp hay không. Ðừng đổ thừa nghiệp, để rồi tu, nếu gặp cảnh nghịch lòng, trái ý liền bỏ đạo về đời, lại nói do nghiệp lôi. Người như thế là người không ý chí, không gan dạ, tinh thần cầu tiến quá thấp. 

Tuy nhiên chúng ta đừng khinh những người tu hoàn tục. Khi Phật còn tại thế, tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc chứng quả A La Hán, trên đường đi giáo hóa, bà gặp các cô gái trẻ, bà rủ:
-Các con nên xuất gia đi tu.
Các cô thưa:
-Các con còn nhỏ dại, ham ăn, ham ngủ, tu không được.
Bà nói:
-Không sao cứ đi tu.
Các cô nói:
-Ði tu không làm tỳ kheo ni, lỡ tụi con phạm giới đọa địa ngục thì sao?
-Không sao, lỡ đọa địa ngục, hết quả báo trở lên tu tiếp.

Theo bà Liên Hoa Sắc thì nếu tu phạm giới bị đọa hết quả báo thì trở lại tu nữa, vì chủng tử tu hành vẫn còn, gặp duyên thì nhớ lại. Nếu người chưa tu lỡ tạo nghiệp ác bị đọa, hết quả báo không có chủng tử cũ thì biết bao giờ mới tu được. Bây giờ tuy người tu phạm giới bị đọa có thua kém những người tu khác, nhưng với người chưa tu vẫn có phần hơn, vì họ còn chủng tử cũ, đủ duyên họ phát tâm tu trở lại.

Tới đây, tôi xin đi xa một chút là trình bày lý nhân quả theo tinh thần thiền tông. Trong "Chứng Ðạo Ca" của Thiền Sư Huyền Giác có hai câu:

Liễu, tức nghiệp chướng bổn lai không,
Vị liễu, ưng tu hoàn túc trái.

Nếu liễu ngộ thì nghiệp chướng xưa nay là không, còn nếu chưa liễu ngộ thì phải đền nợ trước. Những nhân ác, những nghiệp bất thiện đã gây tạo từ trước, nếu tu hành không liễu ngộ thì phải trả đủ. Còn nếu tu mà liễu ngộ được thì nghiệp chướng cũ theo đó mà hóa giải không còn.

Sau có một thiền khách tên Hạo Nguyệt đến Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm hỏi rằng:
-Cổ đức có nói: "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không; vị liễu ưng tu hoàn túc trái". Như Tổ Sư Tử và Tổ Huệ Khả vì sao lại đền nợ trước?
Trường Sa bảo:
-Ðại đức chẳng biết bổn lai không.
Hạo Nguyệt hỏi:
-Thế nào là bổn lai không?
-Nghiệp chướng.
-Thế nào là nghiệp chướng?
-Bổn lai không.

Tại sao nói nghiệp chướng bổn lai không?

Theo Phật giáo thì nghiệp là động lực chi phối đời sống con người từ đời trước cho tới đời này và mãi về sau. Nếu con người còn tạo nghiệp thì còn trôi lăn trong vòng luân hồi sanh tử. Song, dùng trí quan sát cho kỹ thì nghiệp không thật. Ví dụ ông A nói lời hung ác (khẩu nghiệp) làm cho ông B buồn giận, sau ông A hối hận ăn năn xin lỗi ông B, ông B vui vẻ tha thứ. Khẩu nghiệp ác của ông A trước làm cho ông B buồn giận, sau hối hận xin lỗi thì ông B hết buồn giận. Như vậy, nghiệp ác thật thì không đổ được, vì nó không thật nên chuyển được. Nghiệp còn là khi tâm chúng ta mê, nếu biết thức tỉnh chuyển nó thì nó hết, nên nói nghiệp vốn không thật. Tuy không thật, nhưng nếu chúng ta mê thì nó kéo đi mãi trong vòng luân hồi sanh tử không dừng.

Ðã nói "nghiệp chướng bổn lai không" tại sao Tổ Sư Tử bị hành hình, Tổ Huệ Khả chết trong tù? Trong kinh, Phật nói có nhân là có quả, nhưng quả đến còn tùy theo sức tu cao thấp mà chuyển. Tổ Sư Tử khi tới nước Kế Tân giáo hóa, bị ngoại đạo sàm tấu ngài truyền bá tà đạo nên vua tức giận đích thân cầm gươm đến chỗ ngài hỏi:
-Thầy được không tướng chưa?
-Ðã được.
-Ðã được thì còn sợ chết chăng?
-Ðã lìa sống chết thì đâu có sợ.
-Chẳng sợ thì có thể cho trẫm cái đầu chăng?
-Thân chẳng phải của ta, huống nữa là cái đầu.
Vua liền chặt đầu ngài rơi xuống đất.

Với con mắt phàm phu thì thấy ngài bị trả quả chặt đầu. Nhưng dưới con mắt liễu ngộ của ngài thì thấy năm uẩn là không thật, năm uẩn còn mất là trò chơi, nên ngài không tiếc cái đầu thì có gì gọi là trả? Sở dĩ chúng ta thấy ngài trả nghiệp là vì chúng ta chưa liễu ngộ còn thấy năm uẩn thật.

Tổ Huệ Khả cũng vậy, khi ngài ngộ đạo ở Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma, sau ngài truyền tâm ấn cho Tổ Tăng Xán. Ngài nói: "Ta còn chút duyên để đi trong nhân gian". Rồi ngài đến giáo hóa ở một vùng nọ cũng bị người sàm tấu ngài là người truyền đạo không đúng chánh pháp, quan địa phương bắt giam ngài. Khi bị giam trong khám, ngài chỉ cười mà không buồn. Ngài nói duyên ta hết ở đây, rồi ngài tịch ở trong khám.

Ðối với chúng ta khi bị nhốt trong khám, thấy đó là một hình phạt rất khổ đau, nhưng đối với ngài, ngài không thấy có những sự kiện bực bội, đớn đau, nên ngài cười. Như vậy, ở tù mà không thấy ở tù, chết trong khám mà không thấy chết trong khám, đó là do ngài liễu đạo. Cái quả mà chúng ta thấy ngài trả, nhưng đối với ngài thì không có trả.

Tôi lấy một ví dụ thực tế cho dễ hiểu, ông Tần thuở xưa chửi bới làm ông Tấn tức giận. Nhưng vì ông Tấn yếu thế nên ôm hận không dám trả lời. Sau ông Tấn có cơ hội trả thù ông Tần, ông Tần đã biết tu và ngộ đạo, khi bị ông Tấn chửi, ông Tần chỉ cười mà không giận. Hồi xưa ông chửi thì ông Tấn giận, nay ông Tấn chửi thì ông Tần cười. Vậy ông Tần có trả quả không? Người không tu thấy ông Tần bị chửi, cho là ông Tần trả quả. Nhưng với ông Tần là người liễu đạo, nghe tiếng chửi như gió thoảng ngoài tai, qua rồi thì mất, nên cười mà không buồn. Vậy, dù cho nghiệp chướng xảy ra, người đời thấy kinh hoàng khủng khiếp nên thấy có trả, nhưng đối với người liễu đạo thì không có giá trị, nên thấy không có trả.

Thế nên, chư Tổ không thấy trả nghiệp, mà người phàm tục thì thấy có trả nghiệp. Ðể thấy, chúng ta tu từ thấp là giữ năm giới, thân không làm ác là đã chuyển được bao nhiêu thứ khổ đau rồi. Nếu tu tiến hơn nữa là bỏ tham lam, sân giận, si mê; tham sân si càng ít, tâm càng trong sáng, càng thanh thoát, do đó mà được an vui. Và nếu tu tới chỗ viên mãn thì mọi nghiệp chướng đối với mình coi như không có; nếu không bị nghiệp chi phối làm cho đau khổ thì không giải thoát là gì?

Hiện nay có một số Phật tử mê tín quan niệm sai lầm, cho rằng tụng kinh Kim Cang, tụng kinh Pháp Hoa đổ nghiệp, do tu do tụng kinh nên xảy ra nhiều tai nạn... Vậy nghiệp đó đổ bằng cách nào? Do tụng kinh nghiệp nó tràn ra, hay do xưa kia tạo nhiều nghiệp ác bậy giờ đổ bớt đi? Ðã là Phật tử tại sao không tìm hiểu nghiệp đổ bằng cách nào, mà chỉ nghe nói đổ nghiệp là không dám tụng kinh nữa. Học đạo như vậy quá sai lầm, tu là để chuyển nghiệp, giảm nghiệp; chuyển và giảm không có nghĩa là thêm, là đổ ra.

Nếu xưa kia tạo nghiệp ác, đáng lý trả bằng sự đánh đập, hoặc trả bằng tai nạn mất nhân mạng, nhưng nhờ biết tu nên chỉ bị mắng chửi hay bị trộm cắp mất tiền của. Khi bị mắng chửi hay mất tiền của nên quán xét: có thể nghiệp chướng của mình phải trả bằng tai nạn nặng nề khổ đau hơn nhiều, nhờ biết tụng kinh nên được chuyển nghiệp chỉ bị mắng chửi mất tiền của thì quá tốt. Xét như vậy, thì sự tu học mới tiến bộ; ngược lại, nghe nói đổ nghiệp cứ tin suông rồi hoảng sợ không tu nữa, là sai lầm.

Lại có nhiều Phật tử quan niệm rằng đi chùa quy y biết tu rồi, thì kể từ đây về sau cuộc sống sẽ bình an không có gì trở ngại. Tu là phải hanh thông mọi việc, nếu có trục trặc thì thối chí nản lòng không tu. Chúng ta nhớ, tu là bỏ ác làm lành, thì ở trong đời nếu có tai nạn xảy ra, biết đó là nghiệp quá khứ còn rơi rớt lại, không sợ hãi, không thối chí, vững lòng tin mà tiến tu không thối chuyển. Ðừng nghĩ tu là mọi nghiệp xấu sạch hết, mọi việc xảy ra đều như ý.

Chính Ðức Phật là người tu hành công đức viên mãn, thế mà ngài còn gặp những cái khó khăn nguy hiểm. Có lần ngài đi giáo hóa ở một làng Bà La Môn, gia đình nọ giỏi về tướng số, sanh được một người con gái rất đẹp. Ông Bà La Môn này muốn gả con gái ông cho người có đủ 32 tướng tốt, nhưng tìm mãi chưa được. Bỗng một hôm tình cờ ông gặp Phật đang đi giáo hóa, ông mừng quá chạy về nhà kêu vợ ra xem. Bà ra thấy Phật rất hài lòng, đúng là đủ 32 tướng tốt, bà bèn ngỏ ý gả con gái cho ngài.

Phật nói: "Ðối với bà thì con gái bà đẹp, song, đối với ta đó là một dãy da hôi thúi, tất cả trong thân nàng đều là bất tịnh". Nghe Phật đáp, bà buồn, trở về nhà thuật lại câu chuyện cho con gái nghe. Cô tự ái nổi giận, ôm lòng thù oán thề rằng sẽ trả thù Phật.

Sau cô được làm hoàng hậu của một nước, bấy giờ Phật đến giáo hóa ở xứ đó, hoàng hậu bèn tập hợp du đãng chận đường Phật để mắng chửi. Tôn giả A Nan đi theo Phật, thấy du đãng vây mắng thậm tệ, ngài không chịu nổi, mới nói:
-Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn đi nước khác giáo hóa.
Phật hỏi:
-Ði đâu?
A Nan thưa:
-Thế Tôn đi nước nào cũng được, vì ở nước này cứ bị người vây chửi, con không cam chịu được.
Phật hỏi:
-Giả sử đi tới chỗ khác bị người ta chửi nữa thì A Nan tính sao?
A Nan thưa:
-Nếu tới đó mà bị chửi nữa thì chúng ta về nước Xá Vệ, Ma Kiệt Ðà... chỗ mà Thế Tôn có nhiều đệ tử ở đó giáo hóa.
Phật hỏi:
-Nếu là thầy thuốc giỏi, A Nan có nên đề bảng: "Tôi chỉ trị những bệnh nhẹ, không trị những bệnh nặng" chăng?
A Nan thưa:
-Bạch Thế Tôn, không được, thầy thuốc giỏi phải trị bệnh nặng mới cứu được nhiều người.
Phật nói:
-Cũng vậy, dân ở đây họ nhiều mê muội như người bệnh nặng, nên gặp ta họ chửi. Thôi, thong thả, để ta giáo hóa họ, vì họ cần ta.
Du đãng tiếp tục chửi Phật.
A Nan nói:
-Họ cứ chửi Thế Tôn hoài, làm sao giáo hóa được?
-Chừng nào họ không nghe lời nói của ta thì ta đi.
Nghe Phật trả lời A Nan như vậy, du đãng nói:
-Thôi, Cù Ðàm ở đây giáo hóa, chúng tôi sẽ nghe lời ngài dạy.

Từ đó Phật nói pháp giáo hóa với họ.

Quý vị thấy, Phật mà còn bị người chửi mắng huống là chúng ta. Nhưng điều quan trọng là tôn giả A Nan cũng như chúng ta còn tâm phàm, nên nghe chửi không chịu được. Còn Phật đã giác ngộ, tiếng chửi đối với ngài như gió thoảng ngoài tai. Ngài không động tâm, nên thương họ là những người mê muội bệnh nặng, nên nói pháp cứu chữa.

Cũng vậy, chúng ta khi phát tâm tu, nếu gặp người làm khó không nên buồn giận mà phải quán khởi lòng thương và cảm hóa họ. Nhất là những Phật tử có gia đình mà biết tu, hoặc bị chồng hay vợ, hay con làm khó dễ, đó là cơ hội tốt để mình tu, chớ buồn giận và đừng cho rằng bạn mình, con mình phá rối không cho mình tu. Mà nên xét nghĩ thương bạn, thương con, vì chưa hiểu đạo còn mờ tối nên cần sự cảm hóa của mình.

Thế nên, tất cả mọi khó khăn, những lời xúc não, nếu chúng ta biết tu, tâm sáng suốt hóa giải tất cả thì được an vui.

Một lần khác Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn thong thả đi, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức, chận Phật lại hỏi:
-Cù Ðàm có điếc không?
-Ta không điếc.
-Ngài không điếc tại sao không nghe tôi chửi?
-Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng, họ không nhận thì quà ấy về ai?
-Quà ấy về tôi chứ ai.
-Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Người kêu tên Phật chửi mà ngài không nhận. Còn chúng ta, những lời nói bóng nói gió ở đâu đâu cũng lắng nghe để buồn, để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh, ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng, nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương của Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người đừng quan tâm, như thế mới được an vui.

Trong kinh Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó, người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống mặt người phun. Thế nên, có thọ nhận mới dính mắc khổ đau, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. 

Từ đây về sau, quý vị có ai nghe ai nói gì về mình dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui. Ða số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai thứ ba, thì tìm phăng ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí. Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết giải không thọ nhận đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lý do bất như ý bên ngoài đó là tu chưa tiến.

Tinh thần nhân quả của đạo Phật không phải gây nhân nào chịu quả ấy trọn vẹn, ngoại trừ người không biết tu thì nhân quả không sai khác. Còn với người biết tu thì nhân quả biến chuyển theo công phu tu hành cao thấp mà có sai khác. Tu là chuyển nghiệp giảm hết phiền não khổ đau để được an vui hạnh phúc, đó là tu đúng theo lời Phật dạy. Nếu tu sai thì không chuyển được nghiệp nên phiền lụy cứ dai dẳng khổ đau không dứt trừ, lại còn thối chí tu tập, không được lợi ích gì cả. 

Tôi mong rằng quý Phật tử sau khi nghe pháp nên nghiệm xét ứng dụng tu hành để trên đường tu mỗi ngày mỗi tiến cho hết khổ, được vui.



Tuesday, February 11, 2014

Sức Khỏe Của Bạn: Cách ăn uống phòng chống ung thư (Bs Nguyễn Mạnh Trung)

Dr. Nguyễn Mạnh Trung suggests eating plant-based food for cancer prevention.

Cách ăn uống phòng chống ung thư

(ANTĐ) - Hỏi: Hiện nay tỉ lệ người bị ung thư đang có dấu hiệu tăng lên rõ rệt. Vậy bác sĩ có thể cho biết ăn uống như thế nào để phòng chống căn bệnh ác tính này?

Trả lời của Bác sĩ Nguyễn Mạnh Trung, Phòng khám Đa khoa Thiên Hoa:

Đối với bất cứ ai, dù gia đình có tiểu sử bị ung thư hay đang phấn đấu chống lại bệnh này thì các yếu tố về nếp sống, trong đó bao gồm cả chế độ ăn uống có thể thay đổi cục diện rất nhiều. Một số thực phẩm gia tăng rủi ro bị ung thư, trong khi đó một số khác lại hỗ trợ cơ thể và củng cố hệ miễn nhiễm.

Tránh thuốc lá, bớt uống rượu, tập thể dục đều đặn là bước khởi đầu quan trọng của một nếp sống chống ung thư. Nhưng để hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe thì bạn cần phải chú trọng tới các thói quen ăn uống. Bạn cần chú trọng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật: các thảo mộc chứa ít chất béo, nhiều chất xơ và nhiều chất bổ dưỡng chống ung thư bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu. Ngoài ra các nông sản công nghiệp đều nhiễm một số cặn dư thuốc trừ sâu được cho là có thể gây ung thư. Vì vậy bạn nên chọn mua những thực phẩm hữu cơ vì chúng không chứa thuốc trừ sâu.

Nghiên cứu cho thấy là những người ăn chay ít có rủi ro bị ung thư hơn những người ăn thịt khoảng 50%. Thịt chứa nhiều chất béo, mà những thực phẩm giàu chất béo được biết là có liên quan tới tỉ lệ cao về ung thư, đặc biệt là chất béo bão hòa. Vì vậy để bổ sung chất béo cho cơ thể nên ăn chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật như dầu ô liu..., quả bơ. Bên cạnh đó nên thêm vào thức ăn những gia vị tăng cường miễn nhiễm như tỏi, gừng, nghệ, uống nhiều nước. 

Dưới đây là một vài cách tránh chất gây ung thư:  Đừng đun dầu quá nóng, bớt nướng thịt ngoài trời. Thịt nướng cháy hay nướng than tạo chất gây ung thư. Chọn thịt tươi thay vì thịt ướp muối, phơi khô, bảo quản hay hun khói. Tránh mua thực phẩm bị mốc hay có mùi mốc vì chúng chứa aflotoxin, một chất gây ung thư mạnh. Cẩn thận khi để thức ăn trong lò vi sóng. Nên đậy thức ăn bằng giấy sáp (wax paper) thay vì giấy plastic.



Monday, February 10, 2014

Giúp Nhau Khi Cần: Chuyện "lạ thường" ở một quán cơm chay Sài Gòn

Thiên Phước Vegetarian in District 11, Sài Gòn offers plant-based meals at nominal costs (5,000 đồng a portion, a little less than 1/4 US dollar). The touching thing is, very low-income customers also extend their help and support, blessing this popular place with the amazing power of love and compassion.

Chuyện "lạ thường" ở một quán cơm chay Sài Gòn
Thúy Ngà

(InfoNet) - Những người bán ve chai già cả, quanh năm sống nhờ vào những món đồ cũ nát… Thế nhưng, họ sẵn sàng, tự nguyện góp thêm vài cân gạo, mớ rau…đùm bọc nhau lúc sớm trưa.

Xúc động tờ 5 ngàn của bà cụ bán ve chai

Một buổi trưa tháng Chạp, chúng tôi ghé thăm quán cơm chay Thiên Phước trên đường Nguyễn Chí Thanh, P.16, Q. 11 – nơi bán cơm chay với giá chỉ 5.000 đồng cho những người lao động nghèo. Tiếp chúng tôi là anh chủ quán Trần Phước Hòa (38 tuổi) giản dị trong quần jean, áo phông tại quán café đối diện quán. Anh ngồi đây vừa thư giãn khi quán vãn khách, vừa xem hôm nay có vắng bóng một ai không. Rồi anh thở dài: “Vẫn không thấy bà cụ bán ve chai đâu cả”.

Anh giải thích, đó là bà cụ đã 82 tuổi bán ve chai từng nhiều lần đến quán Thiên Phước để ăn cơm chay. Thấy bà cụ già cả vẫn phải lang thang khắp các ngõ ngách Sài Gòn mưu sinh, anh Hòa cảm thấy xót lòng nên quyết định sẽ không lấy tiền cơm của bà cụ.

Thay vì vui mừng, bà cụ dúi vào tay anh đồng 5.000 phẳng phiu và nói: “Bà còn khỏe, mỗi ngày vẫn kiếm được đồng ra đồng vào. Con hãy cho bà góp những đồng tiền này cho những người nghèo hơn”. Anh Hòa nhất định không cầm. Từ đó đến nay cũng gần 2 tuần, bà cụ giận anh, không ghé quán ăn cơm, thậm chí cũng không đi ngang qua con đường này nữa. “Điều này khiến tôi khổ sở và buồn tủi vô cùng vì đã phụ tấm lòng bà cụ”, anh Hòa rầu rĩ nói.

Đang dở câu chuyện thì xuất hiện một người đàn ông dáng người nhỏ thó, da sạm đen, một tay cầm xấp vé số, đẩy một cậu bé bị bại liệt nằm trên xe ghé vào quán cơm. Vừa thấy mặt chủ quán, anh vừa tươi cười chạy lại vác bao gạo nặng chừng 50kg đem vào quán cùng những hộp xốp đựng cơm. Anh Hòa liền thảng thốt: “Trời ơi! Sáng giờ anh bán được nhiều không mà đem chi gạo vô đây dữ vậy?”.

“Được 50 ngàn đó chú. Cho tôi góp cùng với mấy cô mấy chú trong này ít gạo để chung vui cùng mọi người. Sắp đến Tết rồi mà”, người đàn ông này nói.

Theo chủ quán, người đàn ông này tên Nguyễn Văn Hòa, 40 tuổi, là khách quen của quán. Hàng ngày, anh đi bán vé số cùng với đứa con bại liệt. Nhiều người thương tình đã góp tiền bạc đưa cho hai bố con nhưng anh một mực từ chối. Bởi theo anh: “Tôi vẫn có thể lao động nuôi sống mình và con thì không thể nhận tiền của người khác cho. Chỉ khi nào tôi không còn tiếp tục lao động được nữa mới nhận sự giúp đỡ của người khác”.

Quán cơm chay tình người

Theo anh Hòa chủ quán, đây không phải là lần đầu tiên quán nhận được sự giúp đỡ của những người cũng nghèo từ trứng nước nghèo ra. Một bà cụ bán chuối 88 tuổi cũng thường xuyên đến quán ăn cơm nhưng nhất định không chịu ăn miễn phí. Một chị bán hàng rong thỉnh thoảng ghé quán đưa mớ rau, chai nước tương…

Thấy những cảnh này, tôi không khỏi lạ lùng và tự hỏi vì sao quán ăn này lại chiếm được cảm tình của nhiều con người ấy đến vậy. Tôi cứ nghĩ “cơm chay 5 ngàn” thì đơn sơ lắm vì tiền nào của nấy. Nhưng hóa ra lại không phải vậy! “Những món quà ấy đối với nhiều người chẳng đáng là bao nhưng đối với người nghèo thì đây là một khoản tiền lớn. Thế nhưng họ vẫn luôn sẻ chia. Tôi trân trọng họ vô cùng”, anh Hòa xúc động nói.

Để có được khoảng gần 300 suất cơm mỗi ngày, một nhóm hơn 6 người tình nguyện và 2 bếp chính, mọi người phải dậy từ khá sớm. Đặc biệt, chủ quán tự tay đi chợ lựa từng mớ rau để chế  biến mấy món chay.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ chuẩn bị, cơm và thức ăn nấu chín được chia thành từng suất trên các khay nhựa đặt ngay ngắn trên các kệ sắt trông rất sạch sẽ, ngon miệng. Tầm 10 giờ sáng là quán bắt đầu đông khách và các suất ăn sẽ hết tầm 12h trưa. Những người tình nguyện lại loay hoay dọn dẹp, thu xếp bàn ghế, vệ sinh quán. Công việc tuy nặng nhọc, vất vả nhưng ai cũng nhiệt tình, không một chút nề hà gì cả. Hôm nào khi quán đã vãn khách mà còn dư thức ăn thì mọi người sẽ cùng ngồi lại ăn cơm, còn hôm nào không còn gì thì ai về nhà ấy ăn cơm trưa.

Theo cậu sinh viên tình nguyện tại quán, hầu như ngày nào cũng hết sạch cơm nên họ cũng không ăn trưa luôn. Mặc dù quán mới khai trương vào tháng 9/2013 nhưng đến nay đã trở thành địa điểm không thể thiếu của người lao động nghèo. Có một đặc điểm là quán mở gần vựa ve chai Lò Siêu, Q.11 nên hàng ngày luôn tấp nập người đi lượm ve chai qua lại rồi thành quen lúc nào không hay.

Cô Phạm Thị Kim, 62 tuổi, quê Quảng Ngãi vừa ăn tại quán cho biết, ngày đầu tiên mở quán cơm này, cô nghĩ chắc là đắt tiền lắm. Thế nhưng, đến ngày thứ 2, tấm biển “cơm chay 5.000 đồng” đập vào mắt khiến cô vào ăn thử và ăn miết đến tận bây giờ. Cô nói: “Cơm ở đây vừa rẻ vừa ngon, vừa no cái bụng. Ngày trước ăn bậy bạ, lúc thì bánh mì, hủ tiếu, khi cơm 10 ngàn nhưng cứ đi được một chặp lại đói hoa con mắt”.

Anh Hòa tâm sự: “Tôi không giàu có gì chỉ nhưng cũng muốn góp một phần nhỏ để cuộc sống của những người lao động nghèo khổ đỡ vất vả nhọc nhằn. Ban đầu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn cứ tích góp dần dần rồi bạn bè, người thân cũng ủng hộ thêm vào. Cũng may mắn, giờ có các tình nguyện viên nên cũng đỡ vất vả hơn. Sắp tới, tôi sẽ mở thêm máy lạnh cho bữa cơm của mọi người thêm tươm tất”

Ở đất Sài Gòn nhiều bon chen mà vẫn có những người như anh Hòa, cô bán ve chai… thì thật ấm lòng cho những người con xa quê kiếm miếng cơm manh áo nơi đất khách quê người.