Tuesday, December 20, 2011

Bốn Biển Một Nhà: Nước Nga và những điều thú vị quanh lễ Giáng sinh - Russians and Christmas

Adherents of the Russian Orthodox Church celebrate Christmas on January 7 every year, according to the Julian calendar. In 1917, Christmas was banned throughout Russia. Since 1992, the holiday has been once again officially celebrated. Food is mostly vegetarian. One of Russia's most famous vegetarian is Count Leo Tolstoy, author of the epic "War and Peace." We dearly love the Russian people for their deep spirituality, philosophy, literature, music, and many other good qualities.

Russian-language veg sites:
Vege.ru  (website of the Eurasian Vegetarian Society)
Veget.nm.ru  (articles, resources, and a list of vegetarian restaurants and clubs in Moscow and St. Petersburg).

Some veg restaurants:
Jagannath: 11 Kuznetskii Most - All vegetarian and some vegan Indian and various Asian fare, as well as amazing desserts. Plus has a shop that sells spices, soy products, rice flour, specialty teas, etc.

Avocado: 12/2 Chistoprudny Bulvar - All vegetarian food: fresh ingredients and creative dishes.

Loving Hut: Raw vegan salads, noodle bowl soups, a variety of stir-fries with different, colorful vegetables and your choice of tofu or unusual mockmeats.
Pravoberejnaya St. 1B
2nd Floor
Moscow 125445
+7 (495) 785-12-36 
www.lovinghut.ru

Nước Nga và những điều thú vị quanh lễ Giáng sinh
Huyền Anh

Nước Nga làm lễ kỷ niệm Giáng sinh đạo Chính Thống vào ngày 7 tháng giêng hàng năm… Và còn nhiều điều thú vị nữa trong lễ Giáng sinh của nước Nga, mời bạn cùng yeudulich khám phá.

Giáng sinh là ngày lễ lớn nhất trong 12 ngày lễ lớn trong năm của Cơ đốc giáo. Từ xa xưa cả Chính thống giáo và Công giáo đều tổ chức đón Giáng sinh vào chung một ngày. Nhưng từ năm 1582 tại châu Âu xuất hiện lịch Grigori (lịch mới), còn ở Nga vẫn sử dụng lịch Julian (lịch cũ) cho tới thời Xô-viết mới đổi, do vậy mà đạo Chính Thống phương Đông bao gồm có Nga và các nước đông Âu tổ chức đón Giáng sinh vào ngày mùng 7 tháng 1 hàng năm, tức là muộn hơn 13 ngày so với Giáng sinh của Công giáo (25/12) tại châu Mỹ, châu Úc, tây Âu và một số nước ở châu Phi.

Năm 1917, Lễ Giáng sinh đã bị cấm trên toàn nước Nga. Bảy mươi lăm năm sau, năm 1992 mùa lễ Goáng sinh chính thức mới được tổ chức lại trên khắp đất nước Liên Xô cũ.

Theo phong tục xưa, Giáng sinh thường được người Nga tổ chức trong ba ngày là mùng 7-8-9 tháng 1. Trước Giáng sinh người ta thường ăn chay 40 ngày với những quy định rất nghiêm ngặt. Trong những ngày này không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật. Trong các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu không được ăn cá và uống rượu. Các ngày còn lại trong tuần thì được phép ăn thức ăn với dầu thực vật. Ngày mùng 6 tháng 1 là ngày cuối cùng của lễ ăn chay, tuy nhiên chỉ được phép ăn các món thịt, cá sau khi ngôi sao đầu tiên mọc lên. Trong buổi tối này mọi người thường quay quần xung quanh những đống lửa lớn vì họ cho nằm lửa sẽ xua đi bóng tối để bắt đầu một năm mùa màng bội thu và giúp cho linh hồn của những người đã khuất không bị lạnh lẽo.

Người Nga không trang trí cây thông Nô-en nhưng mọi người vẫn tạo ra một cây khác gọi là cây Evergreen (cây xanh mãi mãi). Nó cũng còn được gọi là cây năm mới.

Trong ngày đầu tiên của Giáng sinh, mùng 7 tháng 1 các bà vợ phải ở nhà dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị để cho bàn ăn lúc nào cũng đủ 12 món. Trong đó bắt buộc phải có món cháo đặc nấu từ lúa mì hoặc đại mạch và nho khô. Các ông chồng sẽ đi thăm họ hàng, hàng xóm và những người thân quen. Người ta không tặng quà cho nhau vào ngày đầu tiên này. Ngày thứ hai đến lượt các bà vợ được đi chơi, thăm hỏi, còn các ông chồng thì sẽ phải ở nhà.

Ở Nga, đêm Giáng sinh thường được thiết đãi với nhiều món ăn khác nhau, cùng toàn bộ gia đình quây quần bên mâm cỗ, và ở một số gia đình, còn dọn thêm cả vị trí dành cho các thành viên trong gia đình đã qua đời.

Thức ăn trong bữa tiệc Giáng sinh thường khác nhau trên từng vùng miền, nhưng truyền thống nhất vẫn làm theo 12 món, tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa:

- Kutya, là một món tráng miệng làm từ ngũ cốc (lúa mì…), nho khô, mật ong và hạt anh túc. Ngũ cốc tượng trưng cho hy vọng, mật ong: hạnh phúc, hạt cây: thái bình. Món Kutya được dùng trong cùng một chiếc đĩa, để tượng trưng cho sự đoàn kết hòa hợp.

- Pagach, là một chiếc bánh mì lớn đặt bên cạnh cây nến.

- Súp Zaprashka, (hành và bột mì), với nấm.

- Tỏi.

- Mật ong.

- Trái cây tươi hoặc khô.

- Hạnh quả.

- Đậu Hà lan hoặc đậu lăng.

- Canh nấu với một ít khoai tây.

- Bánh bobalki (nấu một ít với hạt hoặc bắp cải).

- Đồ uống.

Cho tới nay thì những phong tục này vẫn được người Chính thống giáo và hầu hết người dân Nga đón nhận như là một dịp để chào đón năm mới và bày tỏ sự quan tâm yêu thương tới những người xung quanh.

http://yeudulich.vn/Chi-Tiet-Tin/14/2035/Nuoc_Nga_va_nhung_dieu_thu_vi_quanh_le_giang_sinh.html