Thursday, May 05, 2011

Sống Đẹp: Sinh lần thứ hai (Nguyễn Hiệp)

Bé Long và mẹ - Long and his dear mommy
Seven years ago, something occurred in Sài Gòn at Bến xe miền Đông, the largest bus depot in Việt Nam, that changed the destinies of two people and then some. There some ladies selling coffee heard a feeble cry from the trash can that sent chills down their spines. To their shock and dismay, a two-day-old infant was found, in the nick of time, just as the garbage truck came to pick up the refuse. 

Mrs. Bùi Thị Kim Hường, then 54 years old, was a customer who happened to be at the scene. Much as they felt sympathy for the tiny one, none of the coffee vendors could afford to have another child in their families. As a Buddhist, Mrs. Hường did that her conscience told her to do. There was no other choice but to take care of the baby herself. When she carried the child with a big scratch on his face (probably due to injury while he was in trash) and got on the bus to head home, she had yet to know what to tell her husband Gari, a non-Vietnamese man, about the presence of another being in their lives.

Despite many challenges, Mrs. Hường persevered to raise her son. He is now Lưu Hoàng Long, an affectionate and loveable first grader in Hàm Thuận Nam District, south of Bình Thuận, central Việt Nam. He is kind to her - having learned from her daily examples of kindness, no doubt - and brings her immense joy. Each time she has to take medication Long would bring his mommy a glass of water and say: "Please take your medicine, Mom. I'm a doctor, okay, Mom?"

We salute the compassion of Mommy Hường and Daddy Gari in raising a precious human being such as Hoàng Long (Golden Dragon). Blessed be your beautiful family with lots of angels around you!

Thằng bé thùng rác

Nguyễn Hiệp / Báo Bình Thuận

BT- Thằng bé thùng rác là tên do các mẹ ở Bến xe miền Đông gọi thương như thế, tên trong giấy khai sinh của bé là Lưu Hoàng Long. Hiện bé đang học lớp 1A, Trường Tiểu học Tân Lập 1, huyện Hàm Thuận Nam.

 I. Sinh lần thứ hai:

Do thùng rác quá đầy mà cái giỏ lác ấy đã nằm lăn lóc ngoài miệng thùng. Một tiếng khóc yếu ớt chợt oe lên làm các chị bán cà phê ở Bến xe miền Đông sựng người lại, lạnh sống lưng. Ngay khi chiếc xe chở rác đang trờ tới thì chị Bùi Thị Kim Hường cũng vừa vào quán quen mua một lon nước, chị ngạc nhiên nhìn các chị quanh đó đều đang bỏ quán nháo nhào lục soạn thùng rác. (Lúc ấy bến xe chưa làm hàng rào, Siêu thị Bình Đông vừa khánh thành - chị Hường nhớ rõ từng chi tiết liên quan). Trời ạ, cái giỏ lác chứ không phải giỏ mây, khăn hồng thường thấy trong những câu chuyện bỏ con, cái giỏ lác dơ dáy túm miệng đựng trong ấy một em bé chưa rụng rốn, độ chừng hai ba ngày tuổi. Chiếc xe rác vừa đậu xịch lại thì cũng chính là khoảnh khắc mọi người kịp nhặt “món rác” ấy lên. Chạy dạt ra đứng nhìn chiếc cẩu áp vào thùng rác mà ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Tiếng khóc trong giỏ oe oe thêm rồi im thin thít, khi chiếc miệng giỏ được mở ra, bé đã đuối nhưng đôi mắt vẫn chớp chớp dáo dát ngây thơ tìm kiếm mẹ, đôi môi bằng hột bắp nhìn đến quặn lòng kia vẫn đang nút nút tìm bầu sữa mẹ. Khoảnh khắc sống còn hi hữu ấy, hình hài sống còn hi hữu ấy được mọi người chào đón bằng một tiếng ồ thật to làm bé giật mình, lại khóc thét lên. Theo mọi người  lúc đó nhận xét thì đây là tiếng khóc chào đời chính thức của bé, tiếng khóc thoát chết trong gang tấc, tiếng khóc được sinh lần thứ hai. Xung quanh xì xào, lời của những người hiếu kì đang chen lấn nhau: Thằng bé thùng rác này mạng thiệt lớn! May là thùng rác quá đầy, chứ nếu vứt vào bên trong cái thùng cao quá đầu người ấy thì có trời mà nghe được tiếng khóc. Nó khóc chậm một chút thì đã thành… rác mất rồi… Chỉ vậy thôi rồi mọi người giãn ra, các bước chân, các bóng người lại trôi theo dòng chảy ồn ào, tất bật của một bến xe lớn nhất nhì miền Nam này. Các chị cà phê hoàn hồn nhìn nhau: Làm sao đây, nhà nào cũng ba bốn mặt con, nuôi thêm gì nổi. “Làm sao đây chị Hường?”, một chị quen quay sang. Chị Hường bước tới bế sinh linh đỏ hỏn, bé tẹo, lem luốc ấy trên tay mà rưng rưng trong lòng. Khuôn mặt bị vết trầy lớn, chắc do cạ vào thành giỏ lác hay thứ rác cứng nào đó. Chiếc khăn quấn cũ mỏng có những đốm bông xanh mờ mờ giúp chị hiểu thêm về người mẹ nông nỗi, tàn nhẫn của bé. Chắc là một bà mẹ nghèo khổ cùng cực, do nghiệp nghiệt đảo điên, do tham dục quay cuồng hay do bế tắc quẩn trí, chứ không lẽ có bà mẹ nào muốn giết con mình ác độc như thế, chị nghĩ vậy. Chị Hường nhớ lại: Trong phút giây đó, mình đã biết thằng bé thùng rác này có “duyên” làm con mình rồi. Với một Phật tử tâm lượng từ bi, trong hoàn cảnh này không thể có sự lựa chọn khác được.

 II. Cái đai mang và vết sẹo:

Mớm vội lưng ly sữa cho bé đỡ khát, chị Hường cùng các chị cà phê chắt hết những phích nước của các quán quanh đó pha một thau nước ấm, mỗi người một tay tắm táp rửa ráy lần đầu tiên cho con người vừa được cứu sống. Chị Hường chạy vội đi mua cái đai mang và bình sữa, chỉ để đủ tiền vé xe, còn bao nhiêu chị dúi hết vào tay các chị cà phê rồi ôm bé lao lên xe mà lòng ngổn ngang bao mối lo toan của một người đàn bà 54 tuổi phải nuôi con mọn. (Kể tới đây chị Hường mở tủ lấy cái đai được xếp gói như một báu vật ấy cho tôi xem với vẻ mặt rạng rỡ nhưng hai khóe mắt lại long lanh những giọt lệ hạnh phúc. Chị nói: Thương lắm, vết sẹo trên mặt bây giờ vẫn còn. Hình ảnh cái đai mang và vết sẹo là hai thứ in đậm trong kí ức tôi.)

Vừa về đến nhà sáng hôm sau chị lại cùng chồng ôm bé đón xe quay trở lại chỗ cái thùng rác ấy. Anh Gari, chồng chị Hường muốn xác minh sự thật, muốn hỏi chuyện trực tiếp mấy chị cà phê và mấy người biết chuyện về thằng bé thùng rác.

Vừa yên lòng được ba ngày, chị Hường dốc lòng chăm chút, sắm sửa áo quần cho bé thì vợ chồng chị chợt giật thót người vì anh chồng chợt nghĩ: Cái môi trường phức tạp của bến xe như thế, có khi bé đã bị lây sida từ người mẹ cũng nên. Thế là tức tốc cả nhà lạiáo đùm túm đón xe vào Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, rồi chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng thành phố HCM. Sau một tuần kiểm tra, xét nghiệm kỹ lưỡng, họ mới nở nụ cười tươi mà yên tâm ra về.

Chị Hường nấu cháo, nấu súp tán nhuyễn, sữa lon đủ loại để bù đắp nhưng thằng bé thùng rác vẫn èo ọt bệnh đau. Chị lại cài cái đai mang vào người na con đi khắp làng trên xóm dưới xin sữa, chị biết rất rõ vì thiếu sữa mẹ nên đứa bé bị giảm sức đề kháng. Thấy các bà mẹ ở vùng quê này nghèo khổ ốm đói quá, chị về bàn với chồng bồi dưỡng luân phiên mỗi người mỗi ngày năm mươi ngàn đồng tiền ăn cho họ đủ sữa. Hình ảnh người đàn bà quá năm mươi mang đứa “con mọn” đi xin sữa, có ngày phải vào tận trong núi Bảy Mập cách nhà mấy cây số, làm rưng rưng lòng mọi người. Sau, có hoàn cảnh hai mẹ con mới sinh nghèo khó, chị rước về nhà nuôi luôn để cho thằng bé thùng rác ké phần sữa mẹ. Gần bốn tháng cực nhọc với cái đai mang trước bụng, chị Hường giờ mới vui trong lòng khi nhìn mặt con mình đã bầu bĩnh, hồng hào trở lại.

 III. Ước ao con mang họ mình:

Bé Lưu Hoàng Long (tức thằng bé thùng rác) đang thay răng, nó vòng tay, há cái miệng có nhiều “cửa sổ” chào tôi rồi nhanh chân trở lại cây đàn Organ mẹ vừa mua cho. Chị Hường cũng dẫn tôi vào để giới thiệu góc học tập có rất nhiều  gấu bông của Long. Bé Long năm nay bảy tuổi đang học lớp 1A (cô Ngàn dạy) thuộc Trường Tiểu học Tân Lập 1 (Hàm Thuận Nam). Chị Hường quệt nước mắt kể: Chừng đó tuổi mà tội lắm! Năm ngoái ba nó bị loét bao tử, khi thấy mẹ tiếp máu cho ba, bé Long cũng giành “Để con tiếp cho, bác sĩ chích tay con nè bác sĩ”. Khi nó nhào tới đưa tay ra, mấy cô y sĩ cô nào cũng rơm rớm. Mẹ bệnh, cứ tới giờ uống thuốc là Long rót nước đưa thuốc: Mẹ uống thuốc đi mẹ! Con là bác sĩ đây nghe mẹ. Mỗi khi nghe con bi bô, nhìn con hết sà vào lòng cha lại sà vào lòng mẹ, chị Hường ước sao thằng bé được mang họ mẹ. Ba nó là người nước ngoài cô độc không dính dáng đã đành, lẽ ra nó phải được đứng họ mẹ chứ, như trường hợp những phụ nữ không chồng vậy. Hồi mới mang con về, do không có giấy chứng sanh, Ủy ban Xã không cho làm khai sinh nên phải nhờ vợ chồng đứa cháu đứng tên, họ phải lấy theo họ cháu rể.

Tôi hỏi: “Giờ chị còn có nguyện vọng cháu mang họ Bùi của chị không?”. Chị kéo vội tà áo lau nước mắt. “Bây giờ, tôi đang ở trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam. Bao nhiêu năm nay, chúng tôi làm tất cả: nhà cửa, vườn tược, bao nhiêu mồ hôi nước mắt là cho con, vì con - thằng bé thùng rác này. Chúng tôi già rồi, không có con nào nữa, cũng không còn anh em. Chúng tôi chỉ mong Ủy ban cho chúng tôi đổi họ cho cháu để phù hợp với sự thừa hưởng những gì chúng tôi để lại sau này. Hơn nữa, việc cháu Long được mang họ Bùi sẽ làm cho vong linh ba tôi được vui nơi chín suối. Sinh thời ông chỉ ước mình có đứa cháu họ Bùi nối dõi tông đường”.

Người viết bài này cũng ước sao với tấm lòng từ bi, yêu thương, cứu sống một con người, với sự hy sinh, chăm sóc, nuôi nấng của chị Bùi Thị Kim Hường, Ủy ban xã Tân Lập ghi nhận và chấp thuận cho nguyện vọng chính đáng của chị trở thành sự thật.


http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=580&news_id=38610