Tuesday, December 28, 2010

Ích Quốc Lợi Dân: Đưa chèo về chốn cửa thiền


Nghệ sĩ ưu tú Minh Vượng - Danh hài miền Bắc. Xin cảm ơn chị!
Ms. Minh Vượng, a star comedienne from Việt Nam, has been planning for the past three years with dedicated others to showcase Vietnamese traditional performing arts at Buddhist temples. The pro bono shows are set to be on tours in mid January 2011, starting with Bồ Đề Temple in Gia Lâm, Hà Nội, north Việt Nam. All proceeds will go to the temples, some of which also take in orphans. Ms. Minh Vượng said, "To me, to help audiences in having a minute to focus their hearts on goodness and to think about goodnes - that is success already!" 

It's a very sweet and noble thing that comedienne Minh Vượng and her colleagues are doing for her people. Famous and talented as they are, we love them even more for their kindness. We are also deeply thankful that Buddhist temples are taking care of the precious orphans. Buddha's blessings to all! 

Đưa chèo về chốn cửa thiền

Nguồn: Phật tử Việt Nam
Nhữ Sơn thực hiện, đăng ngày 25/12/2010

Trong một quán nhỏ tĩnh lặng gần Nhà hát kịch Hà Nội, nghệ sĩ hài Minh Vượng đã chia sẻ với chúng tôi ý tưởng mà chị và những người tâm huyết đang thực hiện: đưa một số loại hình nghệ thuật truyền thống về biểu diễn tại các sân chùa, ý tưởng mà chị đã ấp ủ suốt hơn 3 năm nay.

Ba năm chờ đến... một ngày

* Được biết việc đưa một số loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương về biểu diễn chốn cửa thiền là ý tưởng chị ấp ủ suốt nhiều năm nay, vậy xuất phát từ điều gì khiến chị có được ý tưởng này?

- Tôi hay đi chùa. Nhiều nơi có những ngôi chùa rất tôn nghiêm, đẹp đẽ, khang trang nhưng cũng không ít nơi chùa chiền bị xuống cấp, có nơi xuống cấp nghiêm trọng mà chưa có kinh phí để tu bổ, tôn tạo. Song song với đó, nhiều ngôi chùa còn nhận nuôi dạy các cháu bé mồ côi, cũng rất khó khăn về kinh phí trang trải việc ăn học cho các cháu. Tôi xót xa lắm, cứ nghĩ mãi không biết làm gì để góp phần giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, giúp các sư thầy bớt gánh nặng, giúp các vùng quê gìn giữ được nét đẹp của di sản văn hóa ông cha, giúp các trẻ em bất hạnh có thêm niềm vui, tiếng cười... Trong những trăn trở ấy, tôi cũng tự hỏi sao mình không dùng chính khả năng, nghề diễn của mình để đến với họ. Và, tôi chú tâm chuẩn bị dần dần cho ý tưởng của mình...

* Ý tưởng hay và khả thi như vậy mà lại có thời gian chuẩn bị những 3 năm? Chị có cầu toàn quá không?
 

- Nói gì thì nói, dù có hay, có khả thi đến mấy một mình mình không thể làm được. Tôi phải tìm đến những người nghệ sĩ tâm huyết để mời họ tham gia biểu diễn. Rồi kinh phí cho ăn ở, đi lại... của đoàn mình cũng cần phải tính đến, bởi toàn bộ số tiền thu được trong các đêm diễn (các buổi diễn không thu vé mà chỉ để hòm công đức) là để lại cho nhà chùa quản lý, sử dụng.

* Và, tâm huyết của chị đã được đồng nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ?
 

- Phải nói thật là tôi rất hạnh phúc khi chia sẻ ý tưởng đã có nhiều đồng nghiệp ở các Nhà hát Cải lương, Nhà hát Chèo, Nhà hát Kịch Hà Nội nhiệt tình ủng hộ. Ngoài ra tôi còn được sự đồng tâm, đồng hành của chị  Nguyễn Hương Lan - Giám đốc Công ty Nhất Gia Thịnh. Chị em đã đồng hành với nhau trong khá nhiều các chương trình từ thiện xã hội và lần này chị Lan sẽ chịu trách nhiệm kêu gọi tài trợ chi phí đi lại, ăn, nghỉ... cho đoàn.

Chỉ mong khán giả có được phút hướng thiện


* Mọi việc dường như đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, khi nào chị chính thức biểu diễn?
 

- Giữa tháng 1-2011 chúng tôi sẽ bắt đầu đêm biểu diễn đầu tiên. Địa  điểm chúng tôi chọn để diễn là chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội). Đây là ngôi chùa nhận nuôi dạy khá nhiều trẻ em mồ côi. Chúng tôi sẽ chọn những  trích đoạn tiêu biểu, độc đáo của tuồng, chèo, cải lương mang tính nhân văn sâu sắc như: Tấm Cám, Lưu Bình - Dương Lễ... để biểu diễn. Và cứ thế trong suốt 12 tháng của năm 2011 chúng tôi sẽ lần lượt đến đến các ngôi chùa khu vực phía Bắc, rồi dần dần sẽ tiến vào miền Trung, miền Nam.

* Ngoài những điều ở trên đã nói, chị còn kỳ vọng gì thông qua những buổi biểu diễn này?


- Tôi chỉ nghĩ rằng, lâu nay mình diễn nhiều trong sân khấu hộp rồi nên  ra ngoài biểu diễn để thêm cảm hứng cho nghệ thuật. Vả lại, nghệ thuật  truyền thống cũng khởi nguồn từ sân đình, sân chùa mà phát triển, nay chúng tôi có làm cũng chỉ là tìm về chốn cũ. Tôi cũng nghĩ rằng, đưa  nghệ thuật truyền thống, với những vở diễn đậm chất nhân văn, gần gũi với đời sống nhân dân về chốn cửa thiền cũng là sự kết hợp hiệu quả để  giúp con người ta hướng thiện. Với tôi, để giúp người xem có được một phút hướng thiện, nghĩ đến điều thiện đã là thành công rồi!

* Trân trọng cảm ơn và chúc chị thành công!

http://www.phattuvietnam.net/feed/8/12726.txt