Sunday, February 28, 2010

Truyền Thống Ăn Chay: Huế đẹp, Huế thơ, Huế chay


Ăn chay là một điều không xa lạ gì với người Việt Nam chúng ta. Nói về tập quán ăn chay ở các địa phương, ta có thể nghĩ ngay đến Huế. Nhà thơ Nam Trân (1907-1967) có một thi tập tựa là "Huế, Đẹp và Thơ." Đất Huế và người Huế, dĩ nhiên là tất cả những điều đó, xinh đẹp, thơ mộng, và còn nhiều hơn thế. Với truyền thống ăn chay, Huế lại càng đẹp hơn và càng nên thơ trong lòng người. 

Trần Linh đã nhận xét qua bài "Ăn Chay Xứ Huế":

Nhắc đến đất Huế thơ mộng với những nét văn hóa ẩm thực phong phú và tinh tế sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến ẩm thực chay xứ Huế. Ở thời Nguyễn, Phật giáo được phong làm quốc giáo chính vì thế các món chay ở Huế cũng phong phú và cầu kỳ không kém gì món mặn.

Tại sao khi nói đến ẩm thực chay, Huế lại được nhắc đến đầu tiên. Lẽ đơn giản, Huế là cái nôi Phật giáo, là nơi đầu tiên ăn chay trở nên phổ biến và trở thành nét văn hóa độc đáo. Người Huế từ bình dân đến quý tộc đều có truyền thống ăn chay. Ai đó đã từng nói, ở Huế núi không cao, sông không sâu nhưng lòng người thì trầm luân, tĩnh lặng bởi họ biết cách tu, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh.

Nói đến cơm chay Huế trước hết phải nói đến cách ăn chay tại các chùa ở Huế. Hàng tháng vào những ngày lễ nhà chùa thường làm cỗ chay đãi Phật tử bốn phương. Gọi là cỗ nhưng món chay trong chùa không cầu kỳ, chỉ đạm bạc với tương, muối, rau dưa... toàn là những sản vật, thảo mộc trong vườn chùa do các vãi cùng những Phật tử nhiệt thành đến giúp. Bữa cơm chùa đạm bạc song luôn thu hút rất nhiều người.

Người Huế không chỉ ăn chay vào rằm, mồng một hay những ngày lễ, họ ăn chay như một thói quen thường nhật hay những khi gia đình có giỗ chạp. Đặc biệt, đa phần các gia đình Huế đều tự tay nấu món chay. Quanh năm, cơm chay, cỗ chay thường xuyên có mặt trong gia đình người Huế. Người Huế không ăn chay đơn giản vì sức khỏe mà với họ món chay còn ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa. Chính bởi vậy, mâm cơm chay của người Huế không cần quá sang trọng, không cần phải giả gà giả heo mà càng đơn giản, càng đạm bạc càng tốt nhưng ở đó phải hội đủ các yếu tố âm dương, hội đủ thiền tịnh.

Phụ nữ Huế đa phần đều biết nấu món chay. Đặc biệt, người Huế có một cách bày tỏ sự quý mến và tấm chân thành với bạn bè bằng cách mời khách dùng bữa cơm chay thanh đạm. Nét văn hóa độc đáo này có lẽ duy nhất chỉ có ở Huế. Ẩm thực chay xứ Huế còn được thể hiện trong mâm cỗ chay ngày Tết. Khác với các vùng miền ăn Tết với rất nhiều đặc sản, thịt cá thì nét độc đáo của Tết Huế chính là mâm cỗ chay. Ngày nay, mặc dù truyền thống đó đã có phần mai một song trong mâm cỗ Tết của người Huế, món chay vẫn hiện diện như một phần không thể thiếu.

Ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, văn hóa Huế chính là điểm hấp dẫn thu hút sự khám phá của khách du lịch. Trong đó, ẩm thực chay xứ Huế không chỉ khiến khách du lịch quốc tế ngạc nhiên mà ngay cả nhiều người Việt đến mảnh đất này cũng phải trầm trồ, thán phục. Đến Huế, nếu không có dịp thưởng thức bữa cơm chùa mộc mạc, thực khách có thể cảm nhận hương vị món chay tại các hàng quán xuất hiện rất nhiều trên các đường phố. Điều đặc biệt là, đa phần những cửa hiệu cơm chay ở Huế đều do người Huế mở và chính người phụ nữ Huế tận tâm nấu món ăn. Chính vì thế, du khách thưởng cơm chay không chỉ cảm nhận thấy hương vị từng món ăn còn thấy được sự đảm đang, dịu dàng của người con gái Huế.

(Nguồn: http://monngonhanoi.com/van-hoa/am-thuc-viet-nam/2803-an-chay-xu-hue)

Saturday, February 27, 2010

Sinh Hoạt Từ Ái: Tham gia Bán Bánh Thuần Chay 2010


 Sinh hoạt Bán Bánh Thuần Chay năm 2009
Ontario, Gia Nã Đại

Các bạn thân mến,
Thỉnh thoảng bạn có thích bánh ngọt không? Bánh ngọt thuần chay "4 Không, 5 Vẫn" đấy nhe - Không trứng, Không sữa, Không bơ, Không thành phần động vật, nhưng Vẫn ngon, Vẫn ngọt, Vẫn thơm, Vẫn mềm, Vẫn bổ.

Bạn có thử qua bao giờ chưa? Và nếu bạn là người có hoa tay, siêng làm bánh, bạn có thích giới thiệu về những món tráng miệng thuần chay và lối sống ăn chay không?
Trong 9 ngày, từ 24 tháng 4 đến 2 tháng 5, 2010, trên toàn thế giới sẽ có một tuần lễ bán bánh thuần chay. Chương trình này do Hội Từ Bi Cho Thú Vật (Compassion for Animals), trụ sở chính tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ tổ chức. Từ Bi Cho Thú Vật là một hội từ thiện, không vụ lợi, hoàn toàn do tình nguyện viên đóng góp. Mục đích của Hội là "giảm việc loài người phương hại thú vật, chủ yếu là qua những chương trình giáo dục giúp nhân loại hiểu biết hơn về lối sống thân thiện với loài vật và phát triển sự đồng cảm và tôn trọng những giống loài khác đang đồng cư với chúng ta trên Địa Cầu." Trang mạng bằng tiếng Anh của Hội là www.compassion4animals.org
Ban tổ chức cho Việt Nam Ăn Chay biết như sau (nguyên văn bằng Anh ngữ):
"Năm ngoái chúng tôi không có các nhóm tham dự từ Á Châu. Năm nay chúng tôi có hai nhóm từ Tân Gia Ba (1 nhóm ghi danh rất sớm và đã bán xong rồi). Chúng tôi chưa hề có tham dự viên từ Việt Nam. Được như vậy sẽ rất hay - tin lớn! Xin cho chúng tôi biết nếu chúng tôi có thể làm được gì thêm để giúp các bạn phổ biến sinh hoạt này tại đó."
"Last year we had no Asian participants. This year we have two from Singapore (one was very early and already had their bake sale). We have had no participants from Vietnam. That would be very cool – big news! Please let us know if we can do anything more to help you promote the event there."
Tân Tây Lan bán bánh thuần chay (2009)
Ảnh: Angel Food
www.angelfood.co.nz

Thật vậy, nếu năm nay người Việt Nam chúng ta tham gia Bán Bánh Thuần Chay Trên Toàn Thế Giới, sẽ là năm đầu tiên trong lịch sử đấy! 
Xin gửi các bạn bản dịch trích đoạn thông báo của Ban Tổ Chức nhé.

 
Úc Đại Lợi bán bánh chay (2009)

 Thông báo về Đệ nhị Chu niên
Bán Bánh Thuần Chay Trên Toàn Thế Giới
— Mời bạn tham gia!

BAO GIỜ? 24 tháng 4 – 2 tháng 5, 2010
AI có thể tham gia? Tất cả mọi người!
Chương trình này LÀ GÌ? Từ 24 tháng 4 đến 2 tháng 5 (2 kỳ cuối tuần và trong suốt 1 tuần), các tổ chức trên khắp thế giới sẽ bán bánh thuần chay. Mỗi nhóm tham gia có quyền chọn địa điểm, bán bánh gì, và số tiền lời sẽ dùng vào việc gì. (Bạn có thể bán bánh trong khoảng thời gian 9 ngày này - hoặc có thể làm nhiều ngày nếu thích.)
TẠI SAO nên tham gia? 1. Đây là một cách vui nhộn để giới thiệu với mọi người niềm hạnh phúc và sự thơm ngon khi thưởng thức món ăn thuần chay. 2. Tham gia trong một sinh hoạt hầu phổ biến nhiều lợi ích của lối dinh dưỡng không động vật.
Tham gia BẰNG CÁCH NÀO? Ghi danh bằng cách bấm vào đây thể lệ ghi danh hoặc biên thư cho: info@veganbakesale.org. Rồi bán bánh trong khoảng thời gian từ 24 tháng 4 đến 2 tháng 5, 2010. Đơn giản có thế! (Nếu bạn muốn tham gia nhưng không thể thực hiện trong thời gian kể trên, xin liên lạc với chúng tôi—chúng tôi sẽ tính luôn cả bạn. Chúng tôi cố gắng kết hợp càng nhiều càng tốt.)

Chỉ có 2 điều lệ mà thôi:
  • Bánh phải thuần chay (vegan). Trong việc nướng bánh, quan trọng nhất là không bơ sữa và không trứng.
  • Trong lúc bán bánh, đừng bán hoặc phân phối những gì (như sách báo, tờ thông tin, v.v.) góp phần vào việc cố tình gây nguy hại cho loài vật.

Bạn không cần phải là một nhóm thuần chay hoặc nhóm yêu thú vật để tham gia. Chúng tôi mời các nhóm trong trường học, nữ hướng đạo, các tổ chức tâm linh, và ngay cả bạn bè, những ai muốn tham gia.

Đây là một cách rất dễ và vui để gây quỹ, cũng như nâng cao ý thức về thức ăn ngon và thỏa mãn khẩu vị mà không cần lạm dụng hoặc giết thú vật. (Xin nhớ rằng trong kỹ nghệ trứng và bơ sữa, loài vật bị giết hàng loạt, trong bất kỳ lứa tuổi nào, bắt đầu từ lúc mới lọt lòng.) Thêm vào đó, nhiều người bị dị ứng bơ sữa hoặc trứng, khi tham gia bán bánh thuần chay, bạn sẽ cho thấy rằng có nhiều loại bánh ngọt, bánh quy và các tráng miệng khác thật ngon mà không cần bơ, sữa, trứng.

Năm 2009, năm đầu tiên của sinh hoạt này, 100 nhóm đã tham gia và thâu được  25.000 Mỹ kim cho nhiều việc thiện khác nhau. Tạo chí VegNews Magazine ban tặng Bán Bánh Thuần Chay Trên Toàn Thế Giới là "Sinh hoạt Chay Xuất Sắc Nhất Trong Năm 2009".

Trang mạng của Bán Bánh Thuần Chay Trên Toàn Thế Giới www.veganbakesale.org. Trang này ngày càng có thêm rất nhiều thông tin hữu ích giúp bạn tổ chức bán bánh, bao gồm hướng dẫn bán bánh, hướng dẫn nướng bánh, công thức, và giới thiệu lối sống thuần chay.

Bạn cũng có thể được trợ giúp tài chính khi tham gia! Nếu, thay vì bán, bạn tặng bánh cho công chúng hoặc cho những khán giả đi xem đấu banh, thể thao, văn nghệ (đa số là những người chưa ăn chay), và tùy hỉ nhận đóng góp của họ, có thể bạn sẽ được VegFund tài trợ. Để biết chi tiết, xin bấm vào đây: trợ giúp tài chính.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều về bán bánh, sau đây là một vài hướng dẫn bạn cần biết ngay từ đầu:
  • Cần tìm chỗ. Một vài địa điểm bao gồm nơi mua sắm, tiệm bán hàng hóa cho thú vật, các trung tâm cộng đồng, công viên, rạp hát hoặc vận động trường trước và sau khi trình diễn. Các nhóm trong trường học hoặc các chùa chiền, nhà thờ có thể tổ chức tại trường hoặc nơi thờ phụng của mình. Chợ rau quả tươi, hội chợ thủ công nghệ, và các lễ hội cũng là những chọn lựa tốt để bán bánh thuần chay, thường thì bạn cần ghi danh sớm. Ngoài ra, các tiệm chay, có lẽ cũng đồng ý (nếu không nói là nhiệt liệt tán thưởng) cho bạn bán bánh chay gần nơi hay ngay tại cửa hàng của họ. 
  • Bạn cần xin đầy đủ giấy phép cần thiết để bán bánh nơi mình thích. Có nơi bạn không cần làm gì cả, cũng có nơi bạn phải xin phép nhiều viên chức và theo nhiều luật lệ ít ai biết. Tại các khu mua sắm, có thể bạn sẽ cần chủ nhân khu vực đó cho phép, chứ không phải chỉ riêng ban quản lý tiệm. Luật y tế mỗi nơi mỗi khác. Có những nơi bạn cần giấy phép đặc biệt để bán bánh. Có thể bạn không cần giấy phép nếu bạn biếu bánh, bán vé số cho các giải thưởng bằng bánh và bánh mì, hoặc hợp tác với một tổ chức hoặc một công ty đã có giấy phép. Xin hỏi thăm bộ y tế địa phương của bạn để biết thêm chi tiết.
  • Địa điểm bán bánh càng to và càng bận rộn, bạn cần đặt chỗ sớm. Để có kết quả tốt đẹp, hãy tìm hiểu ngay từ đầu.
  • Bạn chưa bao giờ làm bánh chay à? Điều này dễ dàng hơn bạn nghĩ. Bạn chỉ cần theo một số công thức trong hàng triệu công thức làm bánh chay trên mạng hoặc theo sách nấu ăn chay. Hoặc, nếu bạn là người làm bánh thành thạo, bạn có thể thay đổi 1, 2 vật liệu nhỏ (như dùng sữa đậu thay vì sữa bò), và thế là bạn sẵn sàng rồi. Cách nào cũng vậy, khi làm bánh chay, bạn có thể sáng tạo các loại bánh thật ngon, ngon như những gì bạn đã từng ăn trước đây- hoặc còn ngon hơn! 
  • Chỉ có thế thôi. Xin bạn phổ biến tin vui này và phổ biến tình thương.

Friday, February 26, 2010

Môi Trường Quanh Ta: Sống xanh là gì?

 Dễ thương quá! 
Hoan hô Ngày Hội Sống Xanh!
Ảnh: CungSongXanh.org

Gần đây, chúng ta nghe nói nhiều về Ăn Chay, Sống Xanh. 

Ăn Chay đã là truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa, hiện nay thế hệ chúng ta chỉ cần nhớ lại những gì tốt đẹp mình đã được thừa hưởng từ gia sản văn hóa của tổ tiên và mang ra trang hoàng cho non sông, để người Việt Nam và nước Việt Nam ngày càng thêm yêu kiều, cao quý. 

Nhưng còn Sống Xanh? Dường như danh từ này tương đối mới. Có lẽ ngày xưa ông bà, cha mẹ ta cũng đã Sống Xanh - tôn trọng thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên, tử tế với các bạn đồng cư, khiêm nhường trong vũ trụ - nên nếp sống quân bình, không cần chi lời nhắc nhở như thời hiện đại "hại điện" ngày nay, khi mọi việc đã đi quá đà (nhưng không có nghĩa là không còn hy vọng đổi ngược tình thế). Trang Cùng Sống Xanh ghi nhận như sau:

 Ảnh: CungSongXanh.org

Sống Xanh là gì? Tại sao phải Sống Xanh? Làm sao để Sống Xanh?

Bạn có nhận thấy là tất cả mỗi hành động hàng ngày trong cuộc sống như đi lại, sử dụng máy tính, giấy, ăn uống, mua sắm, giải trí… ta đều đang sử dụng tài nguyên của Trái đất? Ví dụ, để đi lại được cần phải có xăng, dầu được khai thác từ thiên nhiên.

Các nhà khoa học đã khẳng định rằng trái đất đang nóng dần lên, tài nguyên đang cạn kiệt và chất lượng của môi trường đang ngày một xấu đi. Nguyên nhân chính là tiêu dùng nhiều hơn mức cần thiết và sản xuất không bền vững, không quan tâm đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường, tái chế và xử lý rác thải.[1]

Tin vui là chính bạn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách lựa chọn cho mình cách sống mới, cách sống Xanh. 
Sống Xanh là một cách sống giúp giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Trái đất và gây ra ít tác động nhất với môi trường từ thói quen sinh hoạt của chúng ta.
Sống Xanh có nghĩa là đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không phải hi sinh hay ảnh hưởng đến việc các thế hệ tương lai có thể sử dụng các tài nguyên.

Thực tế là bạn có thể trả tiền cho một cuộc sống xa xỉ và tiêu dùng hoang phí tài nguyên của thế giới hôm nay, nhưng thế hệ tương lai sẽ phải trả giá. Mặt khác, hầu như tất cả các hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống mà ta đang dùng đều không tính đến chi phí để xử lý các tác động tới môi trường từ quá trình sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó. Thế hệ tương lai sẽ phải trả các chi phí đó hoặc sẽ đến lúc không thể mua được các tài nguyên của trái đất vì chúng đã cạn kiệt, ví dụ như nước sạch.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc thay đổi cách sống của mình tại gia đình. Hãy suy nghĩ về những hành động liên quan đến tại gia đình: Rác thải, Nước, Năng lượng, Mua Sắm, Nhà An toàn và Sức khỏe. Hầu như bạn không cần phải đầu tư nhưng sẽ vẫn tiết kiệm được tiền cho gia đình và tiết kiệm được tài nguyên cho trái đất. Ví dụ, tắt điện khi không sử dụng, lựa chọn nhà sản xuất thân thiện với môi trường khi mua hàng, thay thế hóa chất bằng các sản phẩm tự nhiên, nấu đủ ăn, dùng các thiết bị điện đúng cách… Bạn giảm việc sử dụng năng lượng, hóa chất, bảo vệ nguồn nước, hạn chế rác thải, cải thiện sức khỏe.

Khi Sống Xanh, phần thưởng lớn lao nhất cho bạn là sự hài lòng vì mình đã làm những hành động thiết thực, đóng góp cụ thể để duy trì tương lai của con cháu. Bạn cũng tìm được cho mình niềm tin là các thay đổi nhỏ của mỗi cá nhân có thể gộp lại, thành tác động lớn.

Sau khi bạn đã thực hiện Xanh Nhà, hãy cùng với những người xung quanh thực hiện các dự án, sáng kiến Xanh Cộng đồng, cải thiện môi trường sống xung quanh mình, như sân chơi, vệ sinh, cây xanh…

Cảm ơn vì đã hành động cho cuộc sống chung của chúng ta!



[1] Theo Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững, được cam kết vào tháng 5 năm 1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro (Brazil). Chính phủ Việt Nam đã ký và cam kết xây dựng, thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững.

(Nguồn: http://cungsongxanh.org/?cat=02000000)

Thursday, February 25, 2010

Khuôn Vàng Thước Ngọc: Thái sử Hoàng Đình Kiên ("Nhị Thập Tứ Hiếu")


Ảnh minh họa: Thái sử Hoàng Đình Kiên

Bài này do một bạn đọc gửi để chia sẻ cùng các bạn thân mến của Việt Nam Ăn Chay, trích từ trang GDPT.info, có nhiều tài liệu hữu ích. Người Việt Nam chúng ta may mắn được giáo dục trong sự hiếu thuận, kính trên nhường dưới. Mong rằng tình cảm này sẽ được nới rộng tới những loài vật quanh ta nữa, vì như các bậc thầy tâm linh của chúng ta đã từng giảng giải, đời đời kiếp kiếp chúng ta đã luân hồi, và vô số chúng sinh mà ta gặp trong đời này biết đâu đã là cha mẹ, thân nhân của chúng ta khi xưa. Nếu ta xem tất cả là cha mẹ, anh em, thì lòng tương kính luôn tồn tại giữa người và người, giữa người và vật, giữa người và thiên nhiên, và hòa bình, hạnh phúc trên trần gian sẽ là kết quả tất nhiên.

二 十 四 孝
Nhị Thập Tứ Hiếu
Hai Mươi Bốn Tấm Gương Hiếu Thảo

"Nhị Thập Tứ Hiếu" là một tác phẩm văn học nổi tiếng từ xưa đến nay. Truyện viết về sự tích, hai mươi bốn tấm gương hiếu thảo của các bậc hiếu tử. Trên từ vua chúa, dưới đến lê dân bá tánh, không ai là không noi theo lời dạy của Thánh nhân cổ đức, "Bách Thiện Hiếu Vi Tiên", trong một trăm điều thiện thì hiếu thảo đứng đầu.

Kiệt tác này do học sĩ Quách Cư Kính, đời nhà Nguyên soạn. Ông là một thi sĩ có tài và còn là người con hiếu thảo. Sau khi cha ông qua đời, vị hiếu tử này chọn lựa hai mươi bốn gương hiếu hạnh, từ thời vua Thuấn đến đời ông và dùng thể thơ diễn kệ ngợi khen.

Hiếu hạnh xưa nay vẫn đứng đầu
Gương soi cảnh tỉnh mãi dài lâu
Sinh thành dưỡng dục công non thái
Nghĩa cử đáp đền tợ bể sâu
Đạo đức suy đồi gây bất ổn
Luân thường loạn tưởng tạo thương đau
Thành tâm hướng thiện cầu an lạc
Khổ nạn tiêu tan rõ nhiệm mầu

Htr. Nguyên Thuận soạn dịch, nghiêm phụ đề thơ Đường luật


滌 親 溺 器
Địch Thân Niệu Khí
Tự Mình Rửa Sạch Bô

Thái Sử gia nhân có thiếu gì
Đích thân hầu hạ mẹ luôn khi
Rửa bô tiểu tiện ngày đôi bận
Cơm nước bưng dâng đúng lễ nghi
Lỗi lạc thơ văn đời tán thán
Bẩm sinh đạo hạnh khó ai bì
Đình Kiên hiếu tử chân thiên tánh
Cần chánh thanh liêm bậc nhất nhì

Hoàng Đình Kiên sanh vào đời nhà Tống, làm đến chức quan Thái sử. Ngoài ra, ông còn là nhà thơ văn, tài ba lỗi lạc. Hoàng Đình Kiên có người bạn là Tô Đông Pha và họ được mệnh danh là hai nhà thi sĩ Tô Hoàng. Ông có bẩm sinh thiên tánh, hiếu thuận phi thường. Tuy làm chức quan cao, địa vị hiển hách, nhà có nhiều đầy tớ hầu hạ nhưng ông luôn tự mình săn sóc mẹ. Hằng ngày đều tự tay rửa sạch bô đi tiểu tiện của mẹ mình, dù dơ bẩn cách mấy, ông cũng đích thân làm.

Có kệ khen rằng:

貴 顯 聞 天 下
平 生 孝 事 親
親 自 滌 溺 器
不 用 婢 妾 人

Quý hiển văn thiên hạ
Bình sanh hiếu sự thân
Thân tự địch niệu khí
Bất dụng tỳ thiếp nhân

Quý hiển thiên hạ hay
Sống đời hiếu kính mẹ
Tự mình rửa sạch bô
Tỳ thiếp chẳng sai làm


(Nguồn: http://gdpt.info/?type=files&paths=Filial-Respect/Story/00-Introduction
http://gdpt.info/?type=files&paths=Filial-Respect/Story/24-Personally-Scrubbing-the-Chamber-Pot)

Wednesday, February 24, 2010

Phim Tài Liệu: Đoạn cuối phim "Nuốt Sống Địa Cầu" (7-Sức Khỏe)


 

Đoạn cuối trong phim tài liệu “Nuốt Sống Địa Cầu” nói về đề tài sức khỏe. Phim tài liệu "Nuốt Sống Địa Cầu"

Vì sao có tựa đề hơi lạ lùng và không mấy thanh tao này? Có lẽ tác giả muốn diễn tả việc nhân loại đã và đang làm trong bao năm qua: chúng ta tàn phá, cấu xé, ngấu nghiến hành tinh này – ngôi nhà của mình - không một chút xót thương hay suy nghĩ sâu xa. Và kết quả là gì? Những hải đảo đã chìm, những sông hồ đã cạn, những vùng đất đã cằn khô, những thiên tai đã dồn dập, đổ xuống thân phận nhỏ bé của con người.


Chúng ta thường nghe nói: Tương lai nằm trong hiện tại. Muốn biết ngày mai, hãy nhìn những gì ta đang làm hôm nay. Vậy, hãy nhìn trong sự sáng suốt, nhìn với một công tâm, nhìn với một tấm lòng biết thương yêu ngay cả những chúng sinh khác. Đó là phong độ cao thượng của một Việt Nam với 4000 năm văn hiến. Sự chọn lựa là của bạn.

Sức Khỏe + Hạnh Phúc

Giả sử chúng ta thông minh đệ nhất trong tất cả các loài và có được những xúc cảm phức tạp. Nhưng rồi chúng ta làm gì?
Chúng ta giam cầm, cô lập những loài vật thông minh khác, cho đến khi họ phát điên. Chúng ta từ chối không cho họ điều kiện để thỏa mãn bản năng căn bản nhất của họ.
Chúng ta đối xử với con cái của họ - những loài đang sống và có xúc cảm - như món hàng vô tri, rồi chúng ta ăn vào.
Loài gia cầm hay đi rong giờ đây bị dồn vào những chuồng quá nhỏ, không đủ để soãi cánh.
Tất cả nhanh chóng bị nuôi cho béo trong chuồng tối tăm, ẩm thấp, rồi thường bị què quặt vì sức nặng nở phồng của chính mình. Tất cả cuối cùng có cùng một định mệnh là hệ thống sản xuất thịt tự động - rồi chúng ta ăn họ.

Chúng ta nghe nói đau đớn chỉ là khái niệm tương đối thôi; chúng ta nghe nói mình đang tìm thịt rẻ, đừng bận lòng chi về nhiễm trùng campylobacter, salmonella, bệnh bò điên. Chúng ta nghe nói “Ăn Thịt Để Sống,” hãy lờ đi bệnh tim mạch, ung thư ruột, và những căn bệnh khác đi kèm với thịt.

Lợi lộc không có lương tâm, chỉ có một tờ giấy chi thu.
Vì lợi lộc mà cả loài vật và loài người bị lạm dụng.

SỰ THẬT 6:

Bệnh tim là nguyên nhân chính gây tử vong ở Vương quốc Anh và thế giới phát triển. Các nghiên cứu cho thấy, so với người ăn thịt, người ăn chay bệnh tim 30% ít hơn.

Ung thư gây ra 1/4 trường hợp chết yểu ở Anh quốc.
Tối thiểu 1/3 tất cả bệnh ung thư liên hệ trực tiếp với cách dinh dưỡng.
Nhiều yếu tố hiểm nguy được giảm rất nhiều nếu ăn chay.
Nghiên cứu cho thấy người ăn chay có tỉ lệ thấp hơn về ung thư ruột, ung thư ngực, tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác.

Ở bên Anh, khoảng 2 triệu người bị ngộ độc thực phẩm hàng năm. Hầu hết ngộ độc thực phẩm đến từ thịt + sản phẩm bơ sữa.

Trong 2 giây cuối cùng của 1 năm tiến hóa, chúng ta đã hủy diệt và gây nhiễm độc ở một tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử Địa Cầu.

Sự phát triển và tiêu thụ đã gây ra vấn đề, nhưng chúng ta lại nghe nói thêm phát triển và tiêu thụ sẽ là giải pháp.
Chúng ta có giàu hơn, có hạnh phúc hơn, có cao thượng hơn chút nào không, trước những cái chết, đau khổ, và tàn phá này?

Chúng ta để lại cho con cháu một thế giới giảm sút nét kỳ diệu so với thế giới mà mình đã thừa hưởng.
Chúng ta đầu độc nước của họ, làm ô nhiễm không khí của họ, và hoang phí đa số đất của họ.
Chúng ta trao cho họ một thế giới mà lúc trước đối với chúng ta dường như ổn định, nhưng giờ đây đang trên bờ vực của tai ương.
Mặc vậy, các chính phủ vẫn không hành động. Nhưng bạn có thể hành động.

Đơn giản ngưng ăn thịt, gà vịt, cá, và các sản phẩm từ lò sát sinh: bạn sẽ lập tức góp phần chấm dứt đau đớn, tàn bạo, và hủy diệt.
Hãy ngưng giết chóc bằng cách ăn chay: bạn có sự lựa chọn.
Bạn có thể giúp ngưng sự tàn bạo và hủy diệt hôm nay.
Hãy tham gia Hội Ăn Chay. Tham gia tranh đấu cho sự sống.

(Nguồn: http://www.vegetarismus.ch/video/vsuk_skripte.htm
http://www.globetransformer.org/)

Tuesday, February 23, 2010

Phim Tài Liệu: Phim "Nuốt Sống Địa Cầu" (3-6 - HNTC, Đất Khô, Mưa A-xít, Đại dương)

Bé Hải Cẩu

Việc ăn thịt ngày càng ảnh hưởng trầm trọng đến toàn thể Địa Cầu, đến mạng sống của cư dân trên hành tinh này, bao gồm loài người, các bạn thú và rừng cây, sông nước. Và bạn có biết, cá cũng bị bệnh ung thư, rồi có người trong chúng ta ăn vào? Hôm nay mời bạn xem tiếp một phần trong phim tài liệu “Nuốt Sống Địa Cầu” do ca nhạc sĩ Paul McCartney thuyết minh. Xin bấm vào đây để xem: Phim tài liệu "Nuốt Sống Địa Cầu"

Hâm Nóng Toàn Cầu

Năm 1989, phi hành đoàn từ trên không gian nhìn xuống thấy một đám khói khổng lồ từ hàng ngàn đám cháy trải dài 1 triệu dặm vuông ở vùng Amazon.
Đó là rừng mưa bị phát hoang cốt để chăn nuôi nông súc.
Khi cây cỏ bị đốt cháy, chất thán khí tích tụ phải thải ra, bay lên không trung, tạo thêm một tầng cách nhiệt, không cho sức nóng thoát ngoài Địa Cầu.
Rồi khi nông súc đến ở, hàng ngày mỗi con ợ ra khoảng 60 lít khí mê-tan, thế là thêm vào lớp thán khí kia.
Việc đốt rừng và hơi ợ của nông súc hợp thành nguyên nhân lớn thứ nhì gây ra hiệu ứng nhà kính.

SỰ THẬT 3:

Kể từ năm 1970, việc phá hủy rừng mưa châu Mỹ La-tinh đã thải ra 1,4 tỷ tấn thán khí trong bầu khí quyển.
Mê-tan gây 18% nạn hâm nóng toàn cầu; mỗi năm mê-tan lại tăng 1% trong không khí.

Nông súc thải ra 18% khí mê-tan trên thế giới. Có trên 1,3 tỷ nông súc trên hành tinh này.
26% khí mê-tan ở Anh quốc do nông súc thải ra.
Nông súc ở Anh quốc thải ra 1,15 triệu tấn mê-tan, gây thêm hâm nóng toàn cầu hàng năm.

Đất Khô Cằn

Hoa Kỳ, quốc gia ăn thịt nhiều nhất trên thế giới, đã mất 1/3 lớp đất bề mặt. Một diện tích rất lớn ở các tiểu bang miền Tây không còn dùng để canh tác, đất rất có thể sẽ trở thành đồng cỏ cho trâu.
Nguồn nước ngầm cạn nhanh hơn là nước mưa có thể bù đắp.
Đất không còn được dùng để cho nông súc gặm cỏ, mà nếu có, thì cũng tiêu thụ nhiều nước ở những nơi mới.
Nông súc đòi hỏi nước cũng tai hại như đòi hỏi thức ăn.
Bò được nuôi để lấy thịt, sống trên những đồng cỏ được tưới gấp 12 lần nước so với trồng rau cải.
Ở Anh quốc, gần nửa diện tích đất có thể canh tác được hiện đang bị xói mòn vì chăn nuôi quá độ đã hủy hoại cấu trúc của đất.

Mưa A-xít

Thế giới có một vấn nạn mới – một nguồn phân thú vật bất tận, trong hình thức dung dịch, ô nhiễm gấp 100 lần phân người, và cứ tiếp tục bài tiết, nhiều đến nỗi đất không sao thấm hết.
Vi khuẩn biến a-mô-nia thành a-xít. A-xít bốc hơi, hợp cùng ni-tơ o-xít từ phân bón, cộng thêm ô nhiễm kỹ nghệ, tạo thành mưa a-xít.
Hậu quả là đất chua không sản xuất được, còn rừng, sông, hồ đã chết hoặc đang hấp hối.
Vì môi trường bị thiên tai dồn dập, nạn mưa a-xít hầu như bị lãng quên nhưng lại đang tàn phá những vùng Bắc Âu và Bắc Mỹ.
Trong một vài quốc gia, dòng phân ô nhiễm là nguyên nhân chính.
Chấm dứt việc sản xuất nông súc sẽ giảm thiểu rất nhiều sự suy tàn.

SỰ THẬT 4:

1 con bò có thể bài tiết 23 tấn phân hàng năm
10 con heo có thể bài tiết 21 tấn phân hàng năm.
Phân trải khắp các vùng đất gây ra mưa a-xít, ô nhiễm đất và nước.

A-mô-nia từ chăn nuôi nông súc là nguyên nhân chính gây mưa a-xít, một vài vùng có độ a-xít hơn 70%.
Ở Hòa Lan, số nông súc nhiều hơn dân số loài người, với tỷ lệ 7:1. Nông dân đã được thông báo phải giảm 1/4 nông súc để cứu những cánh rừng dẫy chết.

Đại Dương Đau Khổ

Tàu đánh cá và lưới cá trên các đại dương ngày càng vớt thêm nhiều cá, ngay cả những loài cá bé.
Bộ phận tàu đánh cá càn quét sàn đại dương, tiêu hủy tất cả trên đường kéo lưới.
Hàng năm, có thêm các quốc gia tranh giành vùng lưới cá ngừ. Mỗi lần lưới cá ngừ là càng có thêm các loài cá voi, cá heo, cá đuối, chim biển, rùa, cá mập bị mất mạng.
Một vài quốc gia hãy còn tàn sát cá voi. Đây là một loài hữu nhủ có ngôn ngữ phức tạp hơn tiếng nói loài người, nhưng chúng ta không sao hiểu được một chữ.
Kỹ nghệ chăn nuôi tàn khốc cũng đến những vùng biển Âu châu. Lần này, loài cá hồi, một giống cá di cư bí ẩn, là nạn nhân bị bắt.
Giống như chim én bị nhốt trong lồng.
Bị nhét chật kín trong chuồng, cá chỉ có thể sống sót nhờ vào thuốc trụ sinh và thuốc rầy. Để thu hút người mua, cá bị nhuộm bởi một chất hóa chất mà Hoa Kỳ đã cấm.
Để nuôi những chú cá tù đày, người ta lại lưới những loại cá biển khác... Mất 5 cân Anh cá biển để sản xuất 1 cân Anh thịt cá hồi.
PCB là những hóa chất kỹ nghệ, thuộc loại độc hại nhất từ trước đến nay. Giờ đây, các chất này ảnh hưởng hầu hết toàn bộ chuỗi dây chuyền thực phẩm ngoài biển cả.

SỰ THẬT 5:

Trên thế giới, trong 17 hãng đánh cá có 9 hãng đang xuống dốc trầm trọng. Những hãng còn lại cũng đã đến mức giới hạn rồi.
Trên thế giới, hàng năm người ta bỏ ra 124 tỷ Mỹ kim để bắt cá, nhưng trị giá thâu nhập chỉ bằng 70 tỷ.

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy trên 40% cá bắt từ Biển Bắc đều bệnh hoạn, thường là có bướu ung thư.
Khoảng 240.000 tấn chất độc PCB (Anh quốc đã cấm từ năm 1980) đang hiện diện trong đại dương.

Loài cá hồi có bản năng di cư mạnh mẽ lại bị giam trong xưởng nuôi cá, mật độ 15 kg mỗi mét vuông.


Sunday, February 21, 2010

Người Trường Chay: Paul McCartney & Phim "Nuốt Sống Địa Cầu" (2-Đốn Rừng)

Sir Paul McCartney is a vegetarian.
Photo: PETA

-->
Siêu sao ca nhạc sĩ Paul McCartney của ban nhạc Beatles lừng danh thế giới là một trong những nghệ sĩ thành công nhất trong lịch sử và là người ủng hộ việc ăn chay. Năm 1997, người ca nhạc sĩ tài hoa này được Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh ban cho danh hiệu “Hiệp sĩ.” Gần đây, vào ngày 18/2/2010, Ngài Paul đã lên tiếng phản đối việc chính phủ Anh dự định cho phép săn cáo và nói: “Đừng để các chính trị gia đem sự tàn ác trở lại.”

 

Ngài Paul McCartney tâm sự:

Nếu muốn cứu Địa Cầu, chỉ cần ngưng ăn thịt. Đó là điều quan trọng duy nhất mà bạn có thể làm. Thật là một điều vĩ đại, nếu bạn nghĩ kỹ lại. Ăn chay giải quyết được rất nhiều vấn đề: môi sinh, nạn đói, sự tàn ác.”

Khi tôi nhìn miếng thịt ba rọi, tôi thấy một chú heo, một người bạn nhỏ. Do đó tôi không thể nào ăn được. Giản dị có thế.

“Có quá nhiều nông súc, chúng ta không còn đủ đất nữa, và mọi nơi đều ngập tràn thuốc rầy, phân bón… Nếu mọi người ăn chay, chúng ta chỉ cần nửa diện tích đất, rồi chúng ta sẽ thật sự có những cánh rừng và những nơi thiên nhiên hoang dã trở lại… Nông súc dùng số lượng nước khổng lồ, và có đến hàng tỷ nông súc.”

Ngày nay có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy người ăn chay và thuần chay khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn.

Ngài Paul McCartney là người thuyết minh phim tài liệu “Nuốt Sống Địa Cầu.” Sau đây mời các bạn đọc đoạn về Đốn Rừng trong phim này.

Xin bấm vào đây để xem: Phim tài liệu "Nuốt Sống Địa Cầu"
Bản dịch Việt ngữ bên dưới.

Đốn Rừng
Rừng mưa trên thế giới phức tạp một cách diệu kỳ.
Phân nửa chủng loại động thực vật trên thế giới là cư dân trong rừng mưa.
Rừng mưa cho ta nhiều dược chất: thuốc gây mê, thuốc trị ung thư, thuốc ngừa thai.
Rừng giữ đất lại, thẩm thấu nước mưa; sinh vật mới được nuôi sống nhờ sự phân hủy của những sinh vật đã mất.
Rừng mưa sản xuất dưỡng khí và hấp thu thán khí.
Rừng mưa là thiên nhiên trong sự quân bình. Và chúng ta đáp lại bằng cách tàn phá.
Trước năm 1950, 14% diện tích đất trên thế giới là rừng mưa nhiệt đới. Ngày nay, phân nửa đã biến mất, và cứ mỗi năm một khoảng rừng to rộng cỡ nước Anh lại biến mất. Vì lý do gì?
Phần lớn là để biến thành cánh đồng cỏ cho nông súc hoặc để trồng đậu nành cho nông súc ăn, đa số thịt đều xuất cảng cho những nước phát triển.
Trong vòng 7 năm, đất hầu như sẽ không còn sức sống và sẽ khô trọc.


SỰ THẬT 2: 
Rừng mưa là quê hương của ít nhất 90% chủng loại trên Địa Cầu.
Hàng năm có 164.000 kí-lô-mét vuông rừng mưa bị tiêu hủy.

Ở Costa Rica, 71% đất từ việc đốn rừng dành để làm đồng cỏ cho nông súc. Trong vòng 20 năm qua, Nê-pan đã mất phân nửa đất rừng, chủ yếu là để nuôi nông súc.

Ngay cả đồng cỏ mới phát hoang cũng chỉ nuôi được một đầu nông súc cho mỗi mẫu đất. Năm 1991, châu Mỹ La-tinh xuất cảng gần 8 triệu tấn đậu nành, chủ yếu là để nuôi nông súc.

(Nguồn: http://www.goveg.com/feat/paulmveg/
http://www.monstersandcritics.com/people/news/article_1534632.php/Sir-Paul-McCartney-backs-campaign-to-keep-ban-on-fox-hunting#ixzz0gCIIB1UU
http://www.vegetarismus.ch/video/vsuk_skripte.htm
http://www.globetransformer.org/)

Saturday, February 20, 2010

Tài Nguyên - Rừng: Rừng giữ đất quê hương


Trích đoạn bài viết của Lê Thiết Hùng với tựa đề “Rừng già và cây non” trên BáoMới.com, ngày 18/2/2010. Bạn ơi, hãy nhớ giữ những cánh rừng thương.

Rừng giữ đất quê hương!

Thông điệp giản dị, nhẹ nhàng nhưng hàm xúc da diết ấy, oái oăm thay, lại không đủ thẩm thấu, lay tỉnh, điều chỉnh hành vi của nhiều cá nhân vẫn được coi là “lâm tặc”. Đâu đó trên vùng núi phía Bắc hay dải đất Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, ngày lại ngày vẫn có những kẻ lì lợm, liều lĩnh vác cưa, vác rựa vào rừng! Bao thân gỗ táu, gỗ lim, gỗ đinh, gỗ lát, kháo lông, ngăm vàng, trâm đen, kè đá… từng hiên ngang trước gió bão đầu mùa, lại gục ngã oan uổng dưới đường cưa, lưỡi dao bén lạnh vô lương. Những vồng rễ cọc, rễ chùm len lỏi, thêu dệt, bám sâu vào lòng đất - để thấm nước, chặn cản, hạn chế sự hung dữ bản năng của cơn lũ đầu nguồn - đã mất dần “thiên chức” khi những thân cây cường tráng, già đanh cứ từng bước lìa trần!

Những khúc đau nghiệt ngã nhiều năm gần đây, đặc biệt là hai trận thủy tai kinh hoàng trong năm 2009 càng làm cho chúng ta thêm ngẫm ngợi: Rừng đã không thể giữ bình yên cho làng bản, ruộng đồng, hoa trái… bởi chính con người đã tàn sát những cánh rừng. Đáng giận thay, ngoài số đông “lâm tặc” mu muội vì bát cơm manh áo, lại có cả những “lâm tặc” bảnh bao, no đủ trên chiếc ghế công quyền… Cũng chưa lâu, đã từng có chuyện cả một trảng rừng già với bao thân cây vươn cao tăm tắp, vậy mà chỉ sau một “nét ký đen” đã biến thành cánh rừng lá thấp, ít lâu sau thành những quả đồi trọc lốc!

Một minh chứng xót xa do Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp, trong năm 2009, ngành Kiểm lâm đã phát hiện 4.676 vụ phá rừng trái pháp luật. Tuy đã được coi là giảm 33,3% về số vụ so với năm 2008, nhưng vẫn có tới hơn 2.000ha rừng bị tàn phá. Các lực lượng chức năng cũng đã tịch thu gần 52.000 mét khối gỗ các loại, tăng 18% so với năm 2008. Cần nói rằng đó chỉ là số gỗ thu giữ được, chắc chắn còn cả nghìn mét khối gỗ nữa, cả vạn cá thể cây đã chết gục dưới lưỡi hái của… lâm tặc! Hành vi khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra hầu khắp ở các địa phương còn nhiều rừng tự nhiên, nơi có nhiều loại gỗ giá trị thương mại cao, nhất là khu vực thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sông. Điểm “nóng” về tình trạng khai thác gỗ, lâm sản trái pháp luật hiện nay vẫn là tại các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, trong đó có cả hai vườn quốc gia Cát Tiên và Yok Dôn.

Có lạ không, khi hai cơn bão số 9 và số 11 kết hợp cùng mưa lũ đã chà đi, xát lại khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm ngoái, làm hàng trăm người thiệt mạng, hàng nghìn héc-ta đất biến thành sa mạc… thì chính tại khu vực này luôn dẫn đầu cả nước về tình trạng phá rừng! Rừng già vẫn đang ngày một ít đi.

Thế nhưng thật may, đã có những “cánh rừng trẻ” từng bước được trồng mới, hồi sinh, thay thế. Ít ai ngờ, đất rừng Quảng Trị từng cháy xém bởi đạn bom, cả vạn héc-ta rừng trở thành đất trống đồi trọc, vậy mà giờ đây, hầu hết diện tích nơi này cây đã xanh trở lại. Sự kỳ diệu trong công cuộc “hồi sinh cây lá” ấy có đóng góp của những con người, những doanh nghiệp, trong đó phải kể đến Công ty Lâm nghiệp Bến Hải (đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới). Bao nhiêu năm nay, cán bộ, công nhân viên công ty cần mẫn trồng cây, gây rừng. Tổng giám đốc công ty Hà Sỹ Đồng từng tâm sự: Để có màu xanh, nhiều người lao động nơi đây đã phải đổ cả máu - hậu quả do bom mìn tồn sót lại... Giờ đây, ngoài lực lượng lao động thuộc doanh nghiệp quản lý, công ty còn thu hút thêm từ 500 đến 600 lao động địa phương, tạo việc làm, thu nhập ổn định. Bài học sâu sắc đã được rút ra: Không lực lượng nào có thể giữ rừng hiệu quả bằng chính người dân. Muốn dân giữ rừng phải bảo đảm sinh kế cho họ.

Đó chính là một điểm sáng trong nhiều điểm sáng biết khoanh nuôi, khôi phục, bảo vệ rừng, để cho nước Việt xanh hơn với 212.000 héc-ta rừng được trồng mới trong năm 2009 vừa qua, tăng gần 6% so với năm trước.

Rừng già bao giờ cũng được hình thành, khởi mạch từ những cá thể cây non. Tết trồng cây cũng là dịp để mỗi vùng quê đất nước có thêm nhiều dáng cây non, có thêm những thảm rừng tươi mới, sum suê. Mong cho mỗi người hãy vun trồng, giữ gìn, chăm sóc những chồi non, lộc biếc hôm nay, để cho thế hệ mai sau lại được mát xanh, yên bình dưới tán lá rừng già.
(Nguồn: http://www.baomoi.com/Info/Rung-gia-va-cay-non/141/3877016.epi)

Friday, February 19, 2010

Môi Trường Quanh Ta: Phim tài liệu "Nuốt Sống Địa Cầu" (1-Phí Thực Phẩm & Đất Đai)

 

Phim tài liệu “Nuốt Sống Địa Cầu” (Devour the Earth) khoảng 20 phút, nói về hậu quả của việc ăn thịt trên toàn cầu, do Hội Ăn Chay Vương Quốc Anh và Hiệp Hội Ăn Chay Âu Châu phát hành. Ca nhạc sĩ Paul McCartney (ban nhạc Beatles) thuyết minh, Tom Wardle biên soạn, bao gồm các chủ đề như:
Hoang phí thức ăn & đất đai
Nạn đốn rừng
Hâm nóng toàn cầu
Đất khô cằn
Mưa axít
Đại dương đau khổ
Sức khỏe & hạnh phúc

Phim nguyên bản bằng tiếng Anh, đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Bạn có thể bấm vào đây để xem:

Đây là trích đoạn phần đầu của bộ phim tài liệu này.

Chúng tôi thực hiện phim này hầu cống hiến cho vô số thú vật vô tội đã phải hứng chịu bao sự dã man vì vô minh của chính chúng ta và của những thế hệ trước đây.

Hỡi loài người, hãy tỉnh dậy!

Nước & đất bị nhiễm độc
Hâm nóng toàn cầu
Bão, lụt, hạn hán
Bệnh tật

Chúng ta thật sự muốn những điều này hay sao?

...Và không có cách nào để thoát khỏi những tai ương đó?

"Nuốt Sống Địa Cầu"
Thuyết minh: Paul McCartney
Kịch bản: Tony Wardle
 
Không ai biết bằng cách nào hay tại sao, nhưng khoảng 4000 triệu năm về trước, hành tinh Địa Cầu đã hiện hữu.
Trong thời gian đó, đời sống đã tiến hóa trên mặt đất, trong những dòng nước ngầm, và trên bầu trời.
Và thời gian sắp mãn cuộc.
Hãy tưởng tượng toàn bộ lịch sử thế giới cô đọng lại trong một năm. Một năm được bắt đầu vào ngày 1 tháng giêng.
Vài ngày sau đó, vi khuẩn đầu tiên đã xuất hiện.
Phép lạ của sự tiến hóa đã tiếp nối, và mọi vùng nước, bùn, đất đều có cư dân.
Loài sứa và nhện không xuất hiện cho đến đầu tháng 11. Cây dương xỉ đầu tiên ló dạng vào ngày 20 tháng đó.
Cũng trong thời gian này, cá bắt đầu sống trên sông hồ biển, côn trùng có cánh hiện diện trong không trung.
Vài ngày sau, từ ngày 1 đến 15 tháng 12, loài khủng long làm bá vương một cõi.
15 phút trước nửa khuya ngày 31 tháng 12, nhân loại bắt đầu xuất hiện.
Và cách đây 2 giây, khi khởi xướng cuộc cách mạng kỹ nghệ, chúng ta cũng đã bắt đầu hủy hoại trái đất, tàn phá đến độ Địa Cầu phải ngã quỵ. 


Hoang Phí Thực Phẩm, Tiêu Phá Đất Đai

Môi sinh là một chiếc áo dệt tinh vi đang bắt đầu rách tả tơi trước mắt chúng ta, và việc ăn thịt là thủ phạm chính.
Về thể chất, chúng ta thật sự không cần phải ăn thịt, dù rằng hiện nay trên thế giới nông súc đông gấp 3 lần dân số loài người.
Nông súc cần ăn rất nhiều cỏ, ngô, lúa mì; nhiều đến nỗi 80% đất canh tác ở Anh quốc được dùng chỉ để nuôi nông súc.
Phải mất 10 kg chất đạm thực vật để sản xuất 1 kg thịt. Đây là một kế hoạch tái chế hoang phí nhất từ trước đến nay.

Nông súc cần ăn nhiều đến nỗi đất bị khai thác quá độ và bị ép phải dung nạp thuốc rầy cùng phân bón.
Thuốc rầy là chất độc dùng để giết cỏ dại, giết côn trùng và nấm.
Thuốc rầy có thể giết người và đã từng giết người.
Chúng ta biết thuốc r
y còn vô tình hủy diệt những chủng loại khác và có thể làm lung lay sự quân bình tự nhiên của hệ sinh thái.
Chúng ta biết thuốc r
y gia tăng nồng độ khi thú lớn ăn thú bé.
Loài thủy cầm như chim lặn, trên đỉnh chuỗi thực phẩm, có thể chứa gấp 80.000 lần độc tố trong cơ thể so với các loài sống trong nước.
Chúng ta biết 50 hóa chất trong thuốc r
y bị nghi là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Chúng ta biết, so với rau cải, thịt có gấp 14 lần dư lượng thuốc r
y.
Dư lượng thuốc r
y đọng lại trong phần đông thực phẩm của chúng ta.
Chúng ta biết, nếu không cần phải nuôi nông súc, nông dân có thể trở lại phương pháp trồng trọt luân canh.
Họ có thể canh nông hữu cơ và từ bỏ những chất dẫn xuất từ khí độc tê liệt thần kinh.
Những đòi hỏi liên tục bắt buộc đất phải sản xuất thêm nhiều vụ mùa để nuôi nông súc là lối sống không bền vững.
Mức độ sản xuất gia tăng như vậy chỉ có thể đạt được tạm thời, bằng cách đổ tràn trên đất những phân bón ni-tơ đắt tiền.
Một số ni-tơ chảy ra sông, khiến rong rêu mọc nhiều hơn, làm vi khuẩn sinh sản và bóp nghẹt mọi sự sống trong nước.
Một số ni-tơ tuôn tràn ra những hồ trữ nước dưới lòng đất. 
Nhưng nếu chúng ta ngưng ăn thịt thú vật thì toàn thể dân số trên Địa Cầu có thể được ăn uống đầy đủ, chỉ dùng 30% diện tích đất mà lại không cần phân hóa học.
Đất sẽ được thở trở lại, tự tái sinh, khôi phục sức khỏe.

SỰ THẬT 1:
*38% ngũ cốc trên thế giới được dùng để nuôi nông súc.
Trung bình, 10 kg ngũ cốc nuôi nông súc chỉ sản xuất được 1 kg thịt - phần còn lại trở thành phân bón.
*Nuôi 1 người ăn thịt
tốn gấp đôi diện tích đất so với 1 người ăn chay. Người ăn thuần chay chỉ tốn 1/2 diện tích đó. Chỉ riêng xứ Anh có thể nuôi sống 250 triệu người ăn thuần chay.
*Nếu cả thế giới ăn theo kiểu Mỹ, chỉ phân nửa dân số hiện giờ mới có đủ ăn mà thôi.
 

(Nguồn: www.GlobeTransformer.org, www.vegetarismus.ch/video/vsuk_skripte.htm)